Văn Hóa Việt Nam Trong Ngôn Ngữ -  Lý Tùng Hiếu - (bìa mềm)
1 / 1

Văn Hóa Việt Nam Trong Ngôn Ngữ - Lý Tùng Hiếu - (bìa mềm)

0.0
0 đánh giá
7 đã bán

“Nếu như văn hoá được xem là một tổng thể các hệ thống tín hiệu do con người sáng tạo nên thì ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu tiêu biểu nhất, hoàn chỉnh nhất, cần thiết nhất để hình thành xã hội loài người, các cộng đồng tộc người. Ngôn ngữ mang tính phổ quát toàn nhân

229.000
Share:
Nhà Sách Khai Minh

Nhà Sách Khai Minh

@nha-sach-khai-minh
4.8/5

Đánh giá

163

Theo Dõi

192

Nhận xét

“Nếu như văn hoá được xem là một tổng thể các hệ thống tín hiệu do con người sáng tạo nên thì ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu tiêu biểu nhất, hoàn chỉnh nhất, cần thiết nhất để hình thành xã hội loài người, các cộng đồng tộc người. Ngôn ngữ mang tính phổ quát toàn nhân loại. Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, công cụ của giao tiếp xã hội, là bộ bách khoa toàn thư ghi lại toàn bộ hoạt động của toàn dân tộc. Ngôn ngữ có thể diễn tả, giải thích các ký hiệu khác của văn hoá và sự phát triển của các hệ thống khác đều liên quan đến sự phát triển của ngôn ngữ. Sự liên quan giữa ngôn ngữ và văn hoá gắn bó tới mức không một bộ phận nào thuộc về văn hoá của một dân tộc lại có thể được nghiên cứu tách rời khỏi ngôn ngữ. Mỗi dân tộc bằng công cụ tư duy của mình đã nhận thức thế giới khách quan và phân tách thực tại theo tâm thức của họ. Qua ngôn ngữ người ta nhận diện được những nét đặc trưng của vũ trụ quan, thế giới quan và nhân sinh quan của mỗi dân tộc. Là công cụ giao tiếp chủ yếu của xã hội, ngôn ngữ đã sản sinh, truyền đạt và bảo quản tất cả các hệ thống thông tin của mỗi dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngôn ngữ dân tộc tạo nên những thế giới đa màu sắc, những bức tranh toàn cảnh đa dạng với biết bao tri thức vô cùng phong phú và quý giá. Nói như người da đỏ Mixe ở Mexico: “Sẽ chẳng hay ho gì nếu để tiếng Mixe biến mất. Đó là văn hoá của chúng ta, một nền văn hoá mà chúng ta thừa hưởng của tổ tiên. Nếu ngôn ngữ này biến mất chúng ta chẳng có gì của quá khứ nữa và con em chúng ta chẳng thể nhận ra nhau” Lần đầu tiên trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy đại học, chúng ta có một cuốn sách Văn hoá Việt Nam trong ngôn ngữ (Lý Tùng Hiếu) có tính hệ thống từ nội dung đến phương pháp nghiên cứu. Đây là một công trình nghiên cứu hoàn toàn mới ở Việt Nam. Tôi đánh giá cao những nỗ lực của tác giả và xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc, với các bạn sinh viên, học viên, và nghiên cứu sinh trong cả nước. Tôi hy vọng thông qua việc giảng dạy và vận dụng vào thực tiễn, cuốn sách sẽ được bổ sung để ngày càng hoàn thiện và trở thành giáo trình chính thức của một bộ môn mới trong trường đại học.”GS.TS. PHẠM ĐỨC DƯƠNG(Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á,Chủ tịch Hội Nghiên cứu Khoa học Đông Nam Á)Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Công ty phát hành

NXB Tri Thức

Số trang

559

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Tri Thức

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan

*Sản phẩm được thu thập tự động để tiếp thị. Chúng tôi không bán hàng.