Tôn Đức Thắng Với Phong Trào Công Nhân Sài Gòn Đầu Thế Kỷ XX Đến Năm 1930
1 / 1

Tôn Đức Thắng Với Phong Trào Công Nhân Sài Gòn Đầu Thế Kỷ XX Đến Năm 1930

5.0
2 đánh giá
11 đã bán

Tôn Đức Thắng Với Phong Trào Công Nhân Sài Gòn Đầu Thế Kỷ XX Đến Năm 1930 Nhắc đến phong trào yêu nước, giải phóng dân tộc những năm đầu thế kỷ XX cho đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 không thể không nhắc đến Tôn Đức Thắng cùng những đóng góp quan trọng

55.000₫
-20%
44.000
Share:
Nhà sách Fahasa

Nhà sách Fahasa

@nha-sach-fahasa
4.8/5

Đánh giá

132.952

Theo Dõi

401.450

Nhận xét

Tôn Đức Thắng Với Phong Trào Công Nhân Sài Gòn Đầu Thế Kỷ XX Đến Năm 1930 Nhắc đến phong trào yêu nước, giải phóng dân tộc những năm đầu thế kỷ XX cho đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 không thể không nhắc đến Tôn Đức Thắng cùng những đóng góp quan trọng vào phong trào công nhân Sài Gòn. Đặc biệt, sự ra đời và hoạt động của tổ chức Công hội bí mật cùng với những hoạt động tích cực của người đứng đầu tổ chức là Tôn Đức Thắng đã là mảnh đất vô cùng thuận lợi cho hoạt động truyền bá tư tưởng cách mạng vô sản ở Sài Gòn những năm đầu tiên… Có thể nói Tôn Đức Thắng và phong trào công nhân là hai yếu tố không thể tách rời bởi lẽ “Nếu Công hội bí mật do Tôn Đức Thắng sáng lập là một sáng tạo lịch sử trong phong trào công nhân thì ngược lại, chính phong trào công nhân là cơ sở, là nền tảng để tạo nên tầm vóc một lãnh tụ Tôn Đức Thắng, vừa là kiến trúc sư lỗi lạc vừa là niềm tự hào của phong trào công nhân Sài Gòn nói riêng và giai cấp công nhân cả nước nói chung. Cho đến nay mặc dù đã có rất nhiều tài liệu, tác phẩm về Tôn Đức Thắng được công bố nhưng hầu hết vẫn “chưa đi sâu nghiên cứu những sự kiện, những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Tôn Đức Thắng, đặc biệt là mối quan hệ của Tôn Đức Thắng với phong trào công nhân Sài Gòn”2. Cũng chính từ trăn trở đó mà tác giả Phạm Dương Mỹ Thu Huyền đã dành gần 10 năm dày công nghiên cứu, biên soạn và công bố công trình với nhan đề Tôn Đức Thắng với phong trào công nhân Sài Gòn đầu thế kỷ XX đến năm 1930. Qua gần 200 trang sách với bố cục gồm ba chương, cuốn sách đã tái hiện một cách sinh động những sự kiện, những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời cách mạng của Tôn Đức Thắng. Đặc biệt, đã làm nổi bật mối quan hệ giữa Tôn Đức Thắng - người lãnh đạo - với quần chúng công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn nói riêng và phong trào công nhân Việt Nam nói chung; qua đó góp phần bổ sung vào kho tư liệu lịch sử về Bác Tôn những kiến thức mới mẻ, có tính chuyên sâu với những chi tiết đắt giá. Ở cuối sách, chúng tôi có cung cấp một số hình ảnh tư liệu nhằm minh họa thêm cho những đóng góp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng vào phong trào công nhân Sài Gòn đầu thế kỷ XX. Nhân dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng (20-8-1888 – 20-8-2018), 98 năm ngày thành lập Công hội Sài Gòn, 73 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc Khánh 2-9, Nhà Xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn sách Tôn Đức Thắng với phong trào công nhân Sài Gòn đầu thế kỷ XX đến năm 1930 của tác giả Phạm Dương Mỹ Thu Huyền. Đây thật sự là nguồn tư liệu quý cho độc giả muốn tìm tòi, học hỏi và tự rèn luyện bản thân qua cuộc đời hoạt động, cống hiến của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng với Đảng, với dân tộc và bạn bè quốc tế.Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Công ty phát hành

NXB Tổng Hợp

Ngày xuất bản

2018-06-18 00:00:00

Kích thước

13 x 20.5 cm

Loại bìa

Bìa mềm

Số trang

202

Phương thức giao hàng Seller Delivery

Nhà bán giao hàng cho khách hàng

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan

*Sản phẩm được thu thập tự động để tiếp thị. Chúng tôi không bán hàng.