Sử Việt nhìn từ tài liệu nguồn
Sử Việt nhìn từ tài liệu nguồn
1 / 1

Sử Việt nhìn từ tài liệu nguồn

0.0
0 đánh giá

Khi đề cập đến các bộ chính sử của Việt Nam, cũng như phương pháp nghiên cứu cổ sử, giáo sư Chen cho rằng: “Khi sử dụng Đại Nam thực lục làm sử liệu tiến hành khảo chứng, chúng ta cần đối chiếu với sử liệu của Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia và sử liệu phươn

198.000
Share:
nhaxuatbandanang

nhaxuatbandanang

@nhaxuatbandanang
4.7/5

Đánh giá

23

Theo Dõi

74

Nhận xét

Khi đề cập đến các bộ chính sử của Việt Nam, cũng như phương pháp nghiên cứu cổ sử, giáo sư Chen cho rằng: “Khi sử dụng Đại Nam thực lục làm sử liệu tiến hành khảo chứng, chúng ta cần đối chiếu với sử liệu của Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia và sử liệu phương Tây cùng thời đại, như đem ghi chép trong các kỷ của Đại Nam thực lục chính biên đối chiếu, so sánh với châu bản triều Nguyễn. Với Thực lục tiền biên chúng ta cần đối chiếu với ghi chép hằng ngày của các công ty Đông Ấn, tin tức và báo cáo của các giáo sĩ truyền giáo, du ký của người châu Âu và các sử liệu có liên quan của Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, còn nếu chỉ dẫn dụng riêng ghi chép trong Thực lục làm căn cứ sẽ luôn xảy ra sai lầm. Phần Thực lục chính biên vốn được biên soạn dựa trên công văn hành chính tức châu bản qua các đời vua, cho nên ghi chép trong thực lục và nội dung của châu bản ít có sự sai lệch, nhưng riêng Thực lục tiền biên được biên soạn trong thời đại Tây Sơn binh đao liên miên, rất nhiều ghi chép khả tin bị thất tán, do đó không thể cho rằng mọi thông tin trong Thực lục Tiền biên đều chính xác. Tôi [Chen Ching Ho] luôn cho rằng Thực lục tiền biên và Đại Nam nhất thống chí đều được biên soạn dựa trên bản nền là Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn (7 quyển) và Gia Định thông chí của Trịnh Hoài Đức (3 quyển), tiếc rằng lại không có nguyên bản chính thống để so sánh.” Dựa trên kinh nghiệm của bản thân, giáo sư Chen Ching Ho cho rằng trong Thực lục tiền biên có hai sự kiện ghi chép sai lầm, cụ thể: 1. Sự kiện cuối thời nhà Minh đầu thời nhà Thanh, một bộ thủy quân họ Trịnh ở Đài Loan hơn 3.000 người, do Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên thống lãnh, chia nhau ngồi trên hơn 50 chiếc thuyền xuôi xuống phía Nam, đến Quảng Nam quy thuận chúa Nguyễn có chép ở trong Thực lục Tiền biên (quyển 5, 22a-23a) là xảy ra vào tháng Giêng, mùa Xuân năm Kỷ Mùi (1679), năm thứ 31 đời Hiền vương (Nguyễn Phúc Tần, 1649-1687) là đời chúa Nguyễn thứ tư. Thế nhưng tham khảo Quảng Đông địa khu địa phương chí, nhật chí thương quán Đông Kinh của Công ty Đông Ấn Anh Quốc (tháng Ba - tháng Tư năm 1682), rồi tham khảo thêm báo cáo của thuyền Tiêm La số hiệu thứ 5 và thứ 19 sang Nagasaki vào năm Reigen thứ 3 (Quý Hợi, 1683), chúng ta sẽ thấy rõ ràng, vào năm 1679 đội thuyền trên vẫn còn đang neo đậu tại Long Môn tỉnh Quảng Đông, trên thực tế hai lần từ 1682 đến 1683 họ chia thành hai nhóm từ Mỹ Tho và từ Biên Hòa chuyển đến Nam kỳ. 2. Phủ Gia Định là cơ quan hành chính sớm nhất được chúa Nguyễn thiết lập ở Nam Việt, là dấu mốc quan trọng trong lịch sử Nam tiến của người Việt Nam, Thực lục tiền biên (quyển 7, 14a-14b) ghi chép phủ Gia Định do chúa Nguyễn đời thứ sáu là Minh vương (Nguyễn Phúc Chu, 1692-1725) đặt ra vào tháng 2 năm thứ 7, năm Mậu Dần (1698). Thế nhưng căn cứ vào báo cáo của thuyền Giản Phố Trại số 38 cùng năm đó (năm Nguyên Lộc thứ 11) và báo cáo của thuyền Giản Phố Trại số 34 và 53 vào năm sau (năm Nguyên Lộc thứ 12, 1699), cũng như báo cáo của thuyền Quảng Nam số 60 thì cuộc viễn chinh vào Giản Phố Trại do Nguyễn Hữu Kính chỉ huy được tiến hành vào năm 1700 (năm Nguyên Lộc thứ 13, năm Khang Hy thứ 39), việc thiết lập phủ Gia Định được cho là kết quả của hành động này. Tức là ở đây có sự chênh lệch nhau tới hai năm. Bên cạnh những ghi chép, theo giáo sư Chen Ching Ho, là sai lầm thì trong quá trình khảo chứng và duyệt đọc sử liệu ông cũng nhiều lần chỉ ra những ghi chép giản lược của sử quan nhà Nguyễn, khiến câu văn đoạn văn rối rắm, khó hiểu. Ví như tháng 4 năm Tự Đức thứ 35 (1882) có một sự kiện xảy ra ở tỉnh Hải Dương, có thương nhân Hương Cảng là Hùng Tài Lộc, quốc tịch Anh, mặc trang phục phương Tây, mang theo súng và kiếm, làm loạn doanh sở của Tổng đốc Hải Dương, thể hiện thái độ bất bình về việc trưng thu thuế của tỉnh Hải Dương. Do Tài Lộc khuấy động bạo động, Tổng đốc Lê Điều mới sức bắt rồi giết Hùng Tài Lộc. Vụ việc này đã trở thành vấn đề quốc tế, khi Lãnh sự Anh trú tại Gia Định thông qua lãnh sự Pháp đã kháng nghị và đòi bồi thường tổn hại, vua Tự Đức vừa gửi thư cho Thống đốc Hương Cảng nói rõ thực tình, vừa giao cho Nguyễn Lập giao thiệp với Lãnh sự Anh, kết cục triều đình nhà Nguyễn trao 20.000 đồng bạc cho lãnh sự Pháp, và nhờ Lãnh sự Anh trao cho vợ con của Hùng Tài Lộc. Sau đó Tự Đức sai sứ thần Việt Nam đến Hương Càng chất vấn phía Anh, thì phía vợ con Hùng Tài Lộc không nhận được khoản tiền bồi thường mà phía Pháp cũng không thấy trả lại. Đầu đuôi vụ việc này đúng là khá khó hiểu. (Chính biên Đệ tứ kỷ, quyển 67, 34ab). Tiểu kết Tất cả các khảo cứu được chúng tôi lược bàn trên đây có lẽ chưa phản ánh được đầy đủ và trọn vẹn sự nghiệp trước tác cũng như đóng góp to lớn của giáo sư Chen Ching Ho đối với học thuật Việt Nam. Tuy nhiên trong khả năng hạn hẹp và kiến văn ít ỏi của bản thân, chúng tôi nhận thấy vai trò quan trọng của giáo sư Chen Ching Ho trong bức tranh nghiên cứu về Việt học thế kỷ XX, rất nhiều nghiên cứu của giáo sư Chen cho đến tận ngày nay vẫn còn rất giá trị, được xem như nguồn tư liệu tham khảo không thể thiếu đối với học giới hiện tại và sau này. Tiếc là các nghiên cứu của giáo sư mới chỉ được dịch hoặc viết sang tiếng Việt một phần nhỏ khiến học giới Việt Nam khó có cơ hội được tiếp cận tổng quan các nghiên cứu. Nhận thấy sự thiếu hụt đó chúng tôi đã không quản ngại tâm sức và thời gian, tiến hành sưu tập tư liệu, tuyển dịch các nghiên cứu liên quan đến Việt học, lập đề cương biên soạn thành từng quyển sách nhỏ đặng giới thiệu thành quả học thuật của giáo sư Chen Ching Ho đến với Việt Nam. Hy vọng bộ sách Bể học nước Nam với ba quyển, Quyển I: Sử Việt nhìn từ tài liệu nguồn; Quyển II: Sử Việt một diễn trình đa sắc; Quyển III: Dấu chân Trung Quốc trong sử Việt, sẽ phần nào giúp độc giả khỏa lấp những khoảng trống trong tri thức Sử Việt mà quý vị đã được tiếp nhận xưa nay và có được những giác độ tiếp cận mới mẻ và độc đáo hơn về lịch sử Việt Nam. Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hàng chính hãng

Công ty phát hành

NXB Tổng Hợp Đà Nẵng

Ngày xuất bản

2023-09-11 15:05:08

Dịch Giả

Nguyễn Mạnh Sơn

Loại bìa

Bìa mềm tay gấp

Số trang

424

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Tổng hợp Đà Nẵng

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan

*Sản phẩm được thu thập tự động để tiếp thị. Chúng tôi không bán hàng.