Sử Ký - Bản Dịch Quốc Ngữ Đầu Tiên Năm Giáp Thân (1944) -  Tư Mã Thiên, Lâm Tây Trọng - (bìa mềm)
Sử Ký - Bản Dịch Quốc Ngữ Đầu Tiên Năm Giáp Thân (1944) -  Tư Mã Thiên, Lâm Tây Trọng - (bìa mềm)
Sử Ký - Bản Dịch Quốc Ngữ Đầu Tiên Năm Giáp Thân (1944) -  Tư Mã Thiên, Lâm Tây Trọng - (bìa mềm)
Sử Ký - Bản Dịch Quốc Ngữ Đầu Tiên Năm Giáp Thân (1944) -  Tư Mã Thiên, Lâm Tây Trọng - (bìa mềm)
Sử Ký - Bản Dịch Quốc Ngữ Đầu Tiên Năm Giáp Thân (1944) -  Tư Mã Thiên, Lâm Tây Trọng - (bìa mềm)
1 / 1

Sử Ký - Bản Dịch Quốc Ngữ Đầu Tiên Năm Giáp Thân (1944) - Tư Mã Thiên, Lâm Tây Trọng - (bìa mềm)

0.0
0 đánh giá

Sử ký của Tư Mã Thiên là cả một thế giới. Tác phẩm vĩ đại này ghi lại lịch sử Trung Hoa trên dưới hai ngàn năm, từ thời Hoàng Đế trong huyền thoại đến vua Hiếu Vũ nhà Tây Hán. Bất luận là ai, chỉ cần đọc Sử ký đều sẽ tìm được cho mình những giá trị lịch sử, văn chương

165.000
Share:
Nhà Sách Khai Minh

Nhà Sách Khai Minh

@nha-sach-khai-minh
4.8/5

Đánh giá

163

Theo Dõi

192

Nhận xét

Sử ký của Tư Mã Thiên là cả một thế giới. Tác phẩm vĩ đại này ghi lại lịch sử Trung Hoa trên dưới hai ngàn năm, từ thời Hoàng Đế trong huyền thoại đến vua Hiếu Vũ nhà Tây Hán. Bất luận là ai, chỉ cần đọc Sử ký đều sẽ tìm được cho mình những giá trị lịch sử, văn chương, tư tưởng… vượt thời gian. Sử gia Ban Cố nhận xét cách viết Sử ký là “bày sắp lẽ việc thì biện bác mà không phù hoa, mộc mạc mà không quê mùa. Văn viết thẳng. Việc chép đúng. Không khen hão. Không giấu lỗi. Cho nên gọi là thực lục.” Bản dịch của Nhượng Tống năm 1944 Bản dịch của Nhượng Tống năm 1944 là bản dịch ra quốc ngữ có hệ thống đầu tiên tại Việt Nam. Bản dịch này chẳng những được văn đàn đánh giá cao về khả năng chuyển ngữ điêu luyện mà còn có ảnh hưởng cực kỳ to lớn đối với hai bản dịch sau đó: Bản dịch của Nhữ Thành (Phan Ngọc) gần như tiếp nối văn phong của Nhượng Tống và bản dịch của nhóm Giản Chi – Nguyễn Hiến Lê cố gắng học theo phong cách của Nhượng Tống. Bản dịch “Sử ký” năm 1944 không chia ra thành các phần Bản kỷ, Biểu, Thư, Thế gia, Liệt truyện nhưng lại có dịch ít nhiều trong cả năm phần đó. Tổng cộng có sự xuất hiện của 02 bản kỷ, 04 biểu, 01 thư, 08 thế gia và 21 liệt truyện, đa phần là trích dịch. Lần tái bản này có hiệu đính nhiều chỗ lầm lẫn, sao phỏng quá đà ngữ pháp Hán văn, sắp xếp lại các phần cho dễ đọc, thêm nhiều phụ chú để làm rõ nghĩa và đặc biệt có chỉ ra những văn bản nguồn mà dịch giả *** Tư Mã Thiên (145 TCN – ?) Tư Mã Thiên, tự Tử Trường, làm chức Thái sử thời vua Hiếu Vũ nhà Hán. Bị mắc vạ Lý Lăng (99 TCN), ông mang tội chết nhưng không có đủ tiền chuộc thân, cho nên chọn cách chịu thiến để giữ mạng để còn tiếp tục hoài bão làm sách sử. Cũng “nhờ” đó, ông được ra vào cung cấm, gần gũi nhà vua, xem ghi chép mật… Nhưng bởi mang cái danh “kẻ bị dao thẻo”, Tử Trường tủi nhục khôn cùng, bèn dồn hết tâm huyết làm nên bộ sách sử truyền đến ngày nay. Người ta vẫn gọi sách đó là Thái sử công thư hoặc Sử ký. Lâm Tây Trọng (1628 – 1687) Một viên quan dưới triều Thanh ở bên nước Tàu. Ông có nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong đó tiêu biểu nhất là luận giải Nam Hoa Kinh. Lâm Tây Trọng từng được Viên Mai nhắc đến trong Tử bất ngữ, còn cuốn Trang Tử nhân của ông cũng được Tào Tuyết Cần nhắc đến trong hồi 21 của Hồng lâu mộng, đủ để thấy độ nổi tiếng của nhân vật này lúc bấy giờ. Lâm Tây Trọng từng bình giảng và chú thích một phần Sử ký trong cuốn sách mang tên Cổ văn tích nghĩa.Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Công ty phát hành

Bách Việt

Ngày xuất bản

2023-05-01 00:00:00

Dịch Giả

Nhượng Tống, Nguyễn Duy Long

Loại bìa

Bìa mềm

Số trang

592

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Văn Học

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan

*Sản phẩm được thu thập tự động để tiếp thị. Chúng tôi không bán hàng.