Startup Science - Khoa Học Về Khởi Nghiệp
1 / 1

Startup Science - Khoa Học Về Khởi Nghiệp

5.0
1 đánh giá
4 đã bán

Những giá trị mà cuốn sách cung cấp: * Chiếc la bàn để phán đoán xem bản thân đang đi đúng hướng hay không: Một startup từ khi bắt đầu hoạt động đến khi đạt được PMF để tạo ra sản phẩm có thể được đón nhận nhiệt liệt trên thị trường, không dễ gì nắm bắt được công việc

239.000₫
-22%
186.500
Share:
Nhà sách Fahasa

Nhà sách Fahasa

@nha-sach-fahasa
4.8/5

Đánh giá

132.952

Theo Dõi

401.450

Nhận xét

Những giá trị mà cuốn sách cung cấp: * Chiếc la bàn để phán đoán xem bản thân đang đi đúng hướng hay không: Một startup từ khi bắt đầu hoạt động đến khi đạt được PMF để tạo ra sản phẩm có thể được đón nhận nhiệt liệt trên thị trường, không dễ gì nắm bắt được công việc của mình đang đi về đâu. Cuốn sách này sẽ là danh mục để kiểm tra sự phát triển trong mỗi giai đoạn, giúp cho startup có thể xác nhận được mình có đang đi đúng hướng hay không. * Các quy tắc để tránh việc mở rộng kinh doanh quá sớm: Phần lớn startup đều có xu hướng mở rộng kinh doanh quá sớm khi mà cả ý tưởng cũng như việc đặt vấn đề, kiểm chứng sản phẩm đều chưa đầy đủ (nhiều startup chết yểu vì lý do mở rộng quá sớm này). Để tránh việc đó, trong cuốn sách này, tôi sẽ chỉ ra cho bạn các quy tắc để làm tiêu chuẩn nên làm gì và phải làm gì trong từng giai đoạn. Điều này sẽ giúp cho các startup vẫn còn hạn chế về nguồn lực có thể giảm khả năng thất bại vì cạn tiền vốn do dồn lực vào những việc vô bổ. * Kinh nghiệm, công cụ để biến mục tiêu ở các giai đoạn thành hành động cụ thể: Cuốn sách cung cấp không chỉ các lý thuyết trừu tượng, mà cả các công cụ như kinh nghiệm, mẫu hình (framework), danh mục kiểm tra… để startup có thể thực hành. Nhà kinh doanh startup có thể hiểu được một cách rõ ràng các chính sách hay hành động cụ thể cần phải tiến hành tiếp theo. * Các đoạn hay trong sách: Từ giây phút bắt đầu khởi nghiệp, những vấn đề hóc búa đối với các nhà khởi nghiệp sẽ không ngừng xuất hiện. Trong đó, vấn đề lớn nhất là: vào các thời điểm khác nhau trong quá trình phát triển, các startup không có bất cứ tiêu chuẩn nào 1. Để đánh giá xem mình nên làm gì. Vì thế, nhà khởi nghiệp chỉ có cách mò mẫm tiến bước mà chẳng biết được mình có đang hướng về phía mục tiêu hay không. 2. Việc xây dựng được những “startup đại thành công” như Amazon hay Facebook là cả một nghệ thuật. Tuy nhiên, chỉ cần nắm được khuôn mẫu cơ bản được giới thiệu trong cuốn sách này, bạn hoàn toàn có thể xây dựng được một “startup không thất bại”. 3. Các startup đã làm thay đổi thế giới đều là những startup đưa ra các ý tưởng mà thoạt đầu ai cũng chê là dở và chẳng muốn bắt tay vào làm. 4. Giá trị của việc chèo lái chiếc thuyền mang tên startup nằm ở chỗ bạn có thể vượt qua được những bài toán mà chưa ai biết đến. 5. Sản xuất ra những sản phẩm “được một nhóm người yêu thích cuồng nhiệt” chứ không phải là các sản phẩm “được nhiều người yêu thích tàm tạm” chính là sứ mệnh và là bí quyết của startup. 6. Điểm mạnh của startup là có thể đặt chức năng thực hiện đổi mới sáng tạo (mang tính lật đổ hoặc hợp tác) vào “trung tâm của tổ chức”. Chính thiết kế tổ chức như vậy là một trong những điểm mạnh ít ỏi để startup có thể chiến thắng được doanh nghiệp lớn. 7. Để trở thành nhà khởi nghiệp, bạn không nhất thiết phải đăng ký thành lập công ty. Những người cần mẫn tích cóp ý tưởng, ngày ngày chạy dự án phụ để liên tục kiểm chứng giả thuyết cũng là những nhà khởi nghiệp xuất sắc rồi. 8. Việc mưu cầu niềm vui hay sự thỏa mãn trong công việc là quan trọng. Tuy nhiên, việc chú tâm đến cảm giác thỏa mãn khi giải quyết được triệt để hơn các vấn đề tồn tại trong xã hội, hay cảm giác mãn nguyện khi nhận được phản hồi hài lòng từ khách hàng trong quá trình đó mới là mô hình kiện toàn của startup. 9. Startup nào có thể tìm thấy vấn đề tiềm ẩn mà ngay chính khách hàng cũng chưa hề hay biết, tiến hành ngôn ngữ hóa và sắp xếp cấu tạo của vấn đề, sau đó cung cấp được phương án giải quyết phù hợp sẽ giành chiến thắng. 10. Nếu bản thân nhà sáng lập không thể nói thay cho nỗi trăn trở của khách hàng thì không thể nào tạo ra sản phẩm/dịch vụ tốt được. Nếu không sở hữu sự ám ảnh triệt để và mang tính hoang tưởng đối với việc cung cấp những sản phẩm/dịch vụ “TỐT NHẤT” thay vì “TỐT” thì họ sẽ không thể thực hiện được mục tiêu độc chiếm thị trường. Nếu những người không có tư duy và nhiệt huyết đối với việc giải quyết vấn đề mà tham gia làm thành viên sáng lập thì trong giai đoạn sau – khi mà việc kêu gọi đối tác và huy động vốn trở nên quan trọng, thì họ chắc chắn sẽ gây ra trở ngại. 12. Vậy thì một đội ngũ thành viên sáng lập startup lý tưởng nên có cơ cấu các thành viên như thế nào? Ở Silicon Valley, người ta thường hay nói rằng việc tập hợp được các thành viên startup có thể bổ trợ chức năng cho nhau là rất cần thiết, gồm 3H (Hacker, Hustler, Hipster). Thêm vào đó, giống như tôi đã giới thiệu về vai Boke và Tsukkomi, bạn cũng nên coi trọng việc tập hợp hai dạng thành viên có vai trò Định hướng tầm nhìn (Boke) và Nhà chiến lược (Tsukkomi). • Hacker (Nhà phát triển) Đây không chỉ đơn thuần là dân cuồng công nghệ mà còn là người có thể phát triển sản phẩm nhanh chóng. Họ cũng là những người thường xuyên đưa ra các câu hỏi, tin rằng không có thứ gì là hoàn thiện, và có thể sáng tạo ra những sản phẩm tốt hơn. Những người như Steve Wozniak (nhà đồng sáng lập Apple) hay Mark Zuckerberg… chính là các hacker điển hình. • Hustler (Con ong chăm chỉ) Đây là những người có thể thường xuyên gặp khách hàng, những người có vai trò chủ chốt, ứng viên liên kết để xây dựng mối quan hệ hợp lý giữa người với người. Họ lúc nào cũng hừng hực nhiệt huyết và cũng rất nhạy bén trong kinh doanh. Sean Parker, CEO của Facebook thời kỳ đầu, hay Brian Chesky của Airbnb đều là những Hustler điển hình. • Hipster (Người nhạy cảm với xu hướng) Là những người có thể thiết kế, xây dựng trải nghiệm người dùng/giao diện người dùng với tính thẩm mỹ cao. Nếu chỉ vượt trội về mặt chức năng thì sản phẩm sẽ bị “bình dân hóa”, nên vai trò của Hipster – những thành viên có thể tạo ra các sản phẩm có tính thiết kế cao là rất quan trọng. Nếu không có Jonathan Ive – người định hướng cho phòng thiết kế công nghiệp, thì chắc chắn các sản phẩm của Apple sẽ không thể phổ cập như bây giờ. • Strategist (Nhà chiến lược) Là người có vai trò tham mưu cho startup. Đây là người có thể xây dựng lộ trình và các mốc để đạt được mục tiêu dàn trải mà người định hướng tầm nhìn đặt ra. Sau đó, người này sẽ đề xuất các chính sách mang tính tác nhân để thúc đẩy kinh doanh, quyết định các chiến thuật và hành động cụ thể. Sheryl Sandberg, COO của Facebook có thể được gọi là một nhà chiến lược xuất sắc. • Visionary (Người định hướng tầm nhìn) Đây là người có các ý tưởng điên rồ và tầm nhìn vĩ đại, có thể vẽ ra hình thái lý tưởng tổng thể của sản phẩm hay mô hình kinh doanh. Đây là kiểu người chỉ cần nhìn lướt qua một lần là có thể nới rộng những thứ mà người bình thường hay nghĩ là không có khả năng như Masayoshi Son, Steve Jobs. 13. Trong bản báo cáo tháng 3 năm 2012, Startup Genome Report có giới thiệu số thành viên trung bình của các startup vào giai đoạn trước khi mở rộng quy mô kinh doanh. Theo báo cáo đó thì những startup thành công thường có số thành viên chưa đến 7,5 người trước khi mở rộng kinh doanh. Đến khi startup đã mở rộng một cách thích hợp, trung bình họ sẽ tăng số lượng thành viên lên 20 người. Ngược lại, các startup thất bại thường có tới gần 20 thành viên vào thời điểm trước khi mở rộng quy mô. Chưa đủ điều kiện để mở rộng quy mô mà đã vội vàng huy động vốn, cố sống cố chết thuê thêm người – đây là ví dụ điển hình của việc mở rộng quy mô kinh doanh khi chưa sẵn sàng. 14 . Liệu bạn có thể cải thiện được UX trước khi sử dụng đến sau khi sử dụng, và biến trải nghiệm sử dụng toàn bộ sản phẩm (UX mang tính cộng đồn) trở nên hấp dẫn? Đây chính là chìa khóa để khiến khách hàng trung thành với sản phẩm của bạn.Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Công ty phát hành

Alphabooks

Kích thước

16 x 24 cm

Dịch Giả

Nguyễn Hoàng Thảo

Loại bìa

Bìa mềm

Số trang

496

Phương thức giao hàng Seller Delivery

Nhà bán giao hàng cho khách hàng

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Thế Giới

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan

*Sản phẩm được thu thập tự động để tiếp thị. Chúng tôi không bán hàng.