sách xịn - Khảo luận thứ hai về chính quyền - Tác giả: John Locke
1 / 1

sách xịn - Khảo luận thứ hai về chính quyền - Tác giả: John Locke

0.0
0 đánh giá
2 đã bán

Khảo luận thứ hai về chính quyền Công ty phát hành NXB Tri Thức Tác giả: John Locke Ngày xuất bản 2019 Kích thước 16 x 24 cm Loại bìa Bìa mềm Số trang 311 Khảo luận thứ hai về chính quyền, với tựa phụ là Luận về nguồn gốc, phạm vi và mục đích chân chính của chính qu

90.000₫
-5%
85.500
Share:
NguyetLinhbooks

NguyetLinhbooks

@nguyetlinhbook
4.9/5

Đánh giá

2.529

Theo Dõi

4.900

Nhận xét

Khảo luận thứ hai về chính quyền Công ty phát hành NXB Tri Thức Tác giả: John Locke Ngày xuất bản 2019 Kích thước 16 x 24 cm Loại bìa Bìa mềm Số trang 311 Khảo luận thứ hai về chính quyền, với tựa phụ là Luận về nguồn gốc, phạm vi và mục đích chân chính của chính quyền dân sự, là nơi Locke trực tiếp đưa ra học thuyết của mình về nhà nước. Những kiến giải của Locke dựa trên cái phương án chung của triết học chính trị thế kỷ XVII và XVIII, là quan niệm về các quyền tự nhiên và khế ước xã hội. Sau khi đưa ra định nghĩa về quyền lực chính trị tại chương I, trong chương II của Khảo luận, Locke mô tả một trạng thái không có chính quyền và quyền lực chính trị thực tế. Đó là trạng thái tự nhiên. Nếu chúng ta xem xét trạng thái tự nhiên trước khi có chính quyền, nó là một trạng thái bình đẳng chính trị, trong đó không đương nhiên có phẩm bậc cao hơn hay thấp hơn. Nghĩa vụ và sự yêu thương mà mọi người có với nhau chính là xuất phát từ sự bình đẳng này. Theo Locke, Thượng đế tạo tác ra con người, và họ là sở hữu của ngài. Mục đích chính mà đấng Tạo hóa tạo ra chúng ta, với tư cách giống loài và với tư cách cá nhân, là sống còn, nên: không thể giả định bất kỳ sự lệ thuộc nào giữa những con người chúng ta, nghĩa là có thể trao quyền cho ta đi hủy diệt người khác, hoặc như thể chúng ta được tạo ra là để cho người khác sử dụng, giống như những sinh vật ở hạng thấp kém hơn là dành cho việc sử dụng của chúng ta (§6). Nếu con người có mục đích là sống còn, vậy đâu là những phương tiện cần thiết cho mục đích đó? Theo kiến giải của Locke, những phương tiện đó đơn giản chính là sinh mạng, quyền tự do, sức khỏe và sở hữu. Ở chương III và IV, Locke xác định trạng thái chiến tranh và trạng thái nô lệ. Trạng thái chiến tranh là nơi mà người nào đó có ý định xâm phạm đến quyền sống của người khác. Người như vậy đã đặt chính mình vào trạng thái chiến tranh với người mà cuộc sống bị nhắm lấy đi. Theo học thuyết của Locke, trong trạng thái chiến tranh, nạn nhân vô tội ở một bên, bên kia là kẻ đi xâm đoạt bất chính, vì ngay cả trong một cuộc chiến chính nghĩa, nếu vượt quá những giới hạn rất hẹp của nó, chính nghĩa lập tức trở nên phi nghĩa. Trạng thái nô lệ là nơi sống dưới quyền lực tuyệt đối hay độc đoán của người khác. Locke nói với chúng ta rằng trạng thái nô lệ là sự tiếp tục của trạng thái chiến tranh giữa người đi chinh phạt hợp pháp và người bị thất trận. Locke cho rằng trạng thái nô lệ bất chính là cái mà các nền quân chủ chuyên chế muốn áp đặt lên nhân dân. Về sở hữu là một trong những chương nổi tiếng nhất, có ảnh hưởng và quan trọng nhất trong Khảoluận thứ hai về chính quyền. Tại chương này, Locke trình bày quá trình con người từ chỗ hái lượm ‐ như một hành động chiếm hữu đơn giản nhất, đi đến chiếm hữu đất đai, rồi trao đổi sản phẩm làm ra và dùng đến tiền, để khởi sinh sở hữu và tư hữu. Tất cả đều được thực hiện thông qua lao động và không phải với sự chiếm hữu vô độ. Thông qua đó, Locke đã mô tả sự tiến hóa, về mặt kinh tế, của trạng thái tự nhiên đến thời điểm thích hợp cho những người sống trong đó xây dựng một xã hội dân sự, là nơi không chỉ thiết định một quyền lực chính trị cho con người và bộ máy cai trị, mà còn thiết định nên sở hữu cho mọi thành viên xã hội. Vì thế, đây không chỉ là một kiến giải về bản chất và nguồn gốc của tư hữu, mà còn dẫn đến một giải thích là tại sao chính quyền dân sự thay thế cho trạng thái tự nhiên. Chính quyền dân sự hình thành do những khó khăn cho các quan hệ trong trạng thái tự nhiên. Rất rõ ràng, theo cách nhìn của Locke, những khó khăn này tăng lên cùng với sự tăng lên của dân số, sự giảm bớt nguồn tài nguyên sẵn có, và sự xuất hiện bất bình đẳng kinh tế như là kết quả đưa đến từ việc sử dụng tiền. Những điều kiện này đã dẫn đến việc gia tăng số lượng những vụ việc xâm phạm đến luật tự nhiên, đòi hỏi có sự phân xử và người phân xử được thừa nhận… Và tất cả điều này đã dẫn đến việc mở đầu một chính quyền dân sự Mục đích của một chính quyền dân sự chân chính như vậy là bảo toàn ‐ tối đa có thể được ‐ quyền sống, quyền tự do, sức khỏe và sở hữu của thần dân, là truy tố và trừng phạt những người xâm phạm vào quyền của người khác. Khi thực hiện điều này, nó đem lại cái không sẵn có trong trạng thái tự nhiên, là một quan tòa vô tư để xác định tính chất của tội phạm và quy định một hình phạt tương xứng. Một chính quyền dân sự bất chính sẽ thất bại trong việc bảo vệ quyền sống, quyền tự do, sức khỏe và sở hữu của công dân, và trong những trường hợp tồi tệ nhất, loại chính quyền này sẽ còn đòi hỏi có quyền xâm phạm đến các quyền như thế của thần dân, để rồi dẫn đến một quyền lực chuyên chế, bạo chính.

Loại phiên bản

Phiên bản thông thường

Nhập khẩu/ trong nước

Trong nước

Ngôn ngữ

Tiếng Việt

Loại nắp

Bìa mềm

Nhà Phát Hành

NXB Tri thức

ISBN

ISBN

Năm xuất bản

2019

Sản Phẩm Tương Tự

*Sản phẩm được thu thập tự động để tiếp thị. Chúng tôi không bán hàng.