Sách Về việc học chữ Hán ở Việt Nam
1 / 1

Sách Về việc học chữ Hán ở Việt Nam

4.7
3 đánh giá
1 đã bán

Tác giả: Nhiều tác giả Ngày xuất bản:07 - 2023 Kích thước:13 x 20.5 cm NXB Tổng hợp TP.HCM Số trang: 184 Tháng 6 1921, cụ Thước, Giải nguyên khoa thi Hương cuối cùng của triều Nguyễn tại trường thi Nghệ An năm 1918, đã trình bày bản luận văn bằng tiếng Pháp có tiêu đ

75.000₫
-20%
60.000
Share:
Nhà xuất bản Tổng Hợp TPHCM

Nhà xuất bản Tổng Hợp TPHCM

@nxbtonghoptphcm
4.9/5

Đánh giá

1.749

Theo Dõi

4.207

Nhận xét

Tác giả: Nhiều tác giả Ngày xuất bản:07 - 2023 Kích thước:13 x 20.5 cm NXB Tổng hợp TP.HCM Số trang: 184 Tháng 6 1921, cụ Thước, Giải nguyên khoa thi Hương cuối cùng của triều Nguyễn tại trường thi Nghệ An năm 1918, đã trình bày bản luận văn bằng tiếng Pháp có tiêu đề “T’Enseignement des caractères chinois” (Về việc học chữ Hán) trong kỳ thi tốt nghiệp khóa 2 Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương tại Hà Nội. Bản luận văn này được viết trong bối cảnh cuộc cải cách giáo dục, dưới áp lực của chính phủ bảo hộ Pháp, đang diễn ra mạnh mẽ trên lãnh thổ Việt Nam. Giáo dục Việt Nam đang chuyển từ một nền giáo dục truyền thống theo mô hình Trung Hoa phong kiến cùng với chữ Hán sang nền giáo dục mới theo mô hình phương Tây cùng với chữ Pháp và chữ Quốc ngữ. Ngay từ giữa thế kỷ XIX, cùng với việc dùng sức mạnh quân sự xâm lược Việt Nam, nhà cầm quyền Pháp đã bắt đầu việc loại bỏ nền giáo dục Nho học cổ truyền của Việt Nam và xây dựng một nền giáo dục mới theo mà hình phương Tây tại những vùng đất mà họ chiếm được... Mục đích sâu xa của việc cải cách giáo dục này không gi khác là phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa và truyền bá văn hóa Pháp. Nhà cầm quyền Pháp hy vọng việc loại bỏ chữ Hán nói riêng và loại bỏ ảnh hưởng của Nho học. nói chung sẽ góp phần củng cố chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam. Trong suốt mấy chục năm, nền giáo dục mới với hệ thống các trường Pháp - Việt do nhà cầm quyền Pháp tổ chức và điều hành đã từng bước thay thế nền giáo dục Nho học cổ truyền từ nội dung giảng dạy, phương pháp sư phạm, hệ thống trường lớp đến chữ viết... Từ năm 1920, các trường vốn chuyên dạy chữ Hán thuộc Nam triều bị giải tán và thay bằng các trường Pháp - Việt mà ở đó chữ Hán được thay thế bằng chữ Pháp và chữ Quốc ngữ. Xét về một khía cạnh nào đó, nền giáo dục mới đã giúp người Việt có thể tiếp cận tốt hơn nền văn minh hiện đại với các khái niệm khoa học tiến bộ. Nhưng mặt khác, nền giáo dục mới này lại khiến một số trí thức trẻ người Việt sao nhãng việc tiếp thu và phát triển văn hóa truyền thống dân tộc, thậm chí coi nhiều yếu tố văn hóa dân tộc là lạc hậu và cần phải rũ bỏ.

Thương Hiệu
nhiều tác giả

Nhập khẩu/ trong nước

Trong nước

Ngôn ngữ

Tiếng Việt

Loại nắp

Bìa mềm

Loại phiên bản

Phiên bản thông thường

Nhà Phát Hành

NXB Tổng hợp TP.HCM

ISBN

9786045893586

Năm xuất bản

2023

Sản Phẩm Tương Tự

*Sản phẩm được thu thập tự động để tiếp thị. Chúng tôi không bán hàng.