Sách: Về Pháp Quyền + Một Lý Thuyết Về Công Lý (2 Cuốn, Combo/Lẻ Tùy Chọn) (Omega Plus)
Sách: Về Pháp Quyền + Một Lý Thuyết Về Công Lý (2 Cuốn, Combo/Lẻ Tùy Chọn) (Omega Plus)
Sách: Về Pháp Quyền + Một Lý Thuyết Về Công Lý (2 Cuốn, Combo/Lẻ Tùy Chọn) (Omega Plus)
Sách: Về Pháp Quyền + Một Lý Thuyết Về Công Lý (2 Cuốn, Combo/Lẻ Tùy Chọn) (Omega Plus)
1 / 1

Sách: Về Pháp Quyền + Một Lý Thuyết Về Công Lý (2 Cuốn, Combo/Lẻ Tùy Chọn) (Omega Plus)

0.0
0 đánh giá
1 đã bán

THÔNG TIN: * Về Pháp Quyền Công ty phát hành: Omega Plus Tác giả: Tom Bingham Kích thước: 16x24 cm Hình thức: Bìa mềm, tay gấp Số trang: 248 NXB: Tri Thức Năm xuất bản: 2023 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ NỘI DUNG CHÍNH Trong Về Pháp quyền, Tom Bingham bàn luậ

168.000₫
-20%
134.000
Share:

THÔNG TIN: * Về Pháp Quyền Công ty phát hành: Omega Plus Tác giả: Tom Bingham Kích thước: 16x24 cm Hình thức: Bìa mềm, tay gấp Số trang: 248 NXB: Tri Thức Năm xuất bản: 2023 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ NỘI DUNG CHÍNH Trong Về Pháp quyền, Tom Bingham bàn luận về lịch sử và ý nghĩa của nguyên tắc pháp quyền. Sách có ba phần chính. Phần thứ nhất, gồm hai chương đầu, bàn về tầm quan trọng của pháp quyền và một số cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của pháp quyền, bao gồm: (1) MAGNA CARTA 1215 (2) TRÁT BẢO THÂN (3) BÃI BỎ TRA TẤN (4) THỈNH NGUYỆN THƯ VỀ QUYỀN NĂM 1628 (5) NHỮNG CAM KẾT CỦA SIR MATTHEW HALE (6) ĐẠO LUẬT BẢO THÂN SỬA ĐỔI NĂM 1679 (7) TUYÊN NGÔN NHÂN QUYỀN NĂM 1689 VÀ ĐẠO LUẬT DÀN XẾP NĂM 1701 (8) HIẾN PHÁP MỸ (9) TUYÊN NGÔN NHÂN QUYỀN VÀ DÂN QUYỀN PHÁP NĂM 1789 (10) TUYÊN NGÔN NHÂN QUYỀN MỸ (11) LUẬT CHIẾN TRANH (12) TUYÊN NGÔN PHỔ QUÁT VỀ NHÂN QUYỀN Phần hai (Chương 3-10) bàn về tám yếu tố cơ bản tóm gọn bản chất của pháp quyền: (1) TÍNH DỄ TIẾP CẬN CỦA PHÁP LUẬT (2) BAN HÀNH LUẬT THAY VÌ CÁC QUYẾT ĐỊNH TÙY NGHI (3) BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT (4) THỰC THI QUYỀN HẠN (5) NHÂN QUYỀN (6) GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP (7) XÉT XỬ CÔNG BẰNG (8) PHÁP QUYỀN TRONG TRẬT TỰ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ Phần ba (Chương 11-12) thảo luận về những căng thẳng đối với pháp quyền từ chủ nghĩa khủng bố và nguyên tắc chủ quyền nghị viện (Anh). Theo Tom Bingham, pháp quyền không phải là một học thuyết pháp lý khô khan mà là nền tảng thực sự của một xã hội công bằng, là sự bảo đảm của một chính phủ có trách nhiệm, có đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, đồng thời cũng góp phần đảm bảo hòa bình và sự hợp tác giữa các quốc gia. ** Một Lý Thuyết Về Công Lý Tác Giả: John Rawls Dịch Giả: Việt Phạm Hiệu Đính & Giới Thiệu: Phạm Hồ Nam, Nguyễn Lữ Quỳnh Anh Nhà Phát Hành: Omega Plus Nhà Xuất Bản: NXB Tri Thức Số Trang: 748 Hình thức: Bìa Mềm Năm Xuất Bản: 2023 NỘI DUNG CHÍNH “Công lý là phẩm hạnh tiên quyết của các thiết chế xã hội, tương tự như vị trí của chân lý đối với các hệ thống tư tưởng.” (trích chương 1). Một lý thuyết về công lý là cuốn sách kinh điển khi bàn về vấn đề công lý. Tác giả John Rawls - Giáo sư triết học tại Đại học Harvard cũng được xem là một trong những triết gia về triết học chính trị có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20.  Kể từ khi ra đời năm 1971, “Một lý thuyết về công lý” của John Rawls đã trở thành một tác phẩm kinh điển và quan trọng về đề tài này vì nó cung cấp một khuôn khổ đạo đức để đánh giá và cải thiện các cấu trúc cơ bản của xã hội, chẳng hạn như các thể chế chính trị, luật pháp và kinh tế có ảnh hưởng đến cuộc sống và cơ hội của con người. Tác phẩm được chia thành 3 phần, 9 chương:  Phần 1. Lý thuyết, bao gồm các chương: Công lý như là sự công bằng; Các nguyên tắc công lý; Vị thế khởi nguyên. Phần 2. Thiết chế, bao gồm các chương: Tự do bình đẳng; Phần phân phối; Bổn phận và nghĩa vụ. Phần 3. Những mục đích, bao gồm các chương: Điều tốt như là lý tính; Cảm thức công lý; Điều tốt của công lý. Ý tưởng cốt lõi của tác phẩm là “công lý như là sự công bằng”. Quan niệm về công lý này được đặt trên nền tảng của tự do bình đẳng của những cá nhân duy lý (rational individuals) trong một trật tự xã hội mong muốn đạt được sự bình đẳng về cơ hội và phần lợi ích được phân phối cho mọi người, đặc biệt là những người thiệt thòi nhất. Việc đặt khái niệm công lý trong sự đối trọng với sự công bằng chính là cách mà Rawls thiết lập lý thuyết của mình ở vị trí đối lập với chủ nghĩa vị lợi, vốn không phải là một lý thuyết đề cao sự công bằng. Ý niệm về sự công bằng trong lý thuyết của Rawls được xây dựng và củng cố bằng những lập luận nhấn mạnh đến tự do và vị trí tối thượng của nó, cũng như sự bình đẳng về cơ hội cho tất cả mọi người. Một điểm thú vị nữa trong tư tưởng của Rawls là ông không gắn lý thuyết về công lý của mình với một chế độ chính trị hay một mô hình kinh tế cụ thể nào: đối với ông, một nhà nước dựa trên chế độ tư hữu hay theo mô hình xã hội chủ nghĩa đều có khả năng trở nên công bằng hoặc bất công - điều cốt lõi là có hay không tuân thủ hai nguyên tắc về công lý mà ông đề cập trong sách. Đây là một cuốn sách dài vì vậy tác giả có đưa ra hướng dẫn về cách đọc giúp bạn có thể nắm hầu hết các yếu tố cần thiết của lý thuyết về công lý mà không cần đọc hết cuốn sách. Cuốn sách thuộc Tủ sách kinh điển pháp luật của Omega+. Sách cùng tủ đã xuất bản là “Về pháp quyền”, tác phẩm nổi tiếng của Tom Bingham. 

Thương Hiệu
nhiều tác giả

Nhập khẩu/ trong nước

Trong nước

Ngôn ngữ

Tiếng Việt

Loại nắp

Bìa mềm

Nhà Phát Hành

Omega Plus

Năm xuất bản

2023

Sản Phẩm Tương Tự

*Sản phẩm được thu thập tự động để tiếp thị. Chúng tôi không bán hàng.