Sách - Trộm - Hay Lời Thú Tội Của Chiếc Gai - Kim Ryeo Ryeong
1 / 1

Sách - Trộm - Hay Lời Thú Tội Của Chiếc Gai - Kim Ryeo Ryeong

5.0
4 đánh giá
3 đã bán

Tên sách: Trộm hay Lời thú tội của chiếc gai Tác giả: Kim Ryeo Ryeong Dịch giả: Nguyễn Ngọc Quế Hình thức: Bìa mềm Khổ: 13,5 x 20,5 cm Số trang: 292 Nhà xuất bản: NXB Phụ nữ Việt Nam Năm xuất bản: 2021 Ai sẽ phán xét một tên trộm? Người không hề biết mình bị mất cắp?

94.000₫
-50%
47.000
Share:
Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam

Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam

@nxbphunuvietnam
4.9/5

Đánh giá

1.448

Theo Dõi

883

Nhận xét

Tên sách: Trộm hay Lời thú tội của chiếc gai Tác giả: Kim Ryeo Ryeong Dịch giả: Nguyễn Ngọc Quế Hình thức: Bìa mềm Khổ: 13,5 x 20,5 cm Số trang: 292 Nhà xuất bản: NXB Phụ nữ Việt Nam Năm xuất bản: 2021 Ai sẽ phán xét một tên trộm? Người không hề biết mình bị mất cắp? Người thậm chí còn chẳng quan tâm tới thứ mình đã mất đi? Hay người dù biết rõ những cử động linh hoạt nơi ngón tay của tên trộm nhưng vẫn phớt lờ chúng và xem mọi việc sẽ đi tới đâu? Câu trả lời có thể là một ai đó, cũng có thể là chẳng ai cả, cũng là lí do luôn tồn tại những tên trộm? Cũng có thể câu trả lời chẳng quan trọng nữa, bởi trước đó cả món đồ và câu chuyện của nó đã nằm trọn trong túi một thằng nhóc 18 tuổi rồi. Hae-il – nhân vật chính trong TRỘM chính là thằng nhóc đó. Nó biết mình có thể gọi bằng cái tên “thằng trộm vặt”, nhưng không phải vì nó ham tiền, cũng không phải do nó túng thiếu hay đói khát. Chỉ đơn giản là bởi nó có thể trộm, với đôi bàn tay linh hoạt đến không ngờ mà đôi khi nó tự nhận là không nghe theo những gì não nó chỉ đạo. Mọi chuyện thực sự rối rắm hơn nó tưởng khi nó trộm chiếc kim từ điển của một cô bạn trong lớp, lấy số tiền bán món đồ đó với mong muốn tự ấp, tự nuôi hai chú gà con mà nó còn dự sẵn cả tên – Ari và Suri. Những tò mò nhen nhóm xung quanh câu chuyện nuôi gà của Hae-il đã kéo cả đám bạn bốn đứa tụ lại với nhau và bộc bạch những nỗi lòng riêng trong mỗi đứa. Từng chiếc gai trong trái tim đám học sinh lớp 12 được gỡ bỏ, và đỉnh điểm giải tỏa là lời thú tội từ chính miệng Hae-il. Bốn học sinh lớp 11, bốn tính cách nhưng cũng là bốn góc khuất tuổi thiếu niên mà mỗi người chúng ta khi đọc truyện đều như được soi chiếu và hồi tưởng lại chính mình. Hae-il, thằng bé ăn cắp vặt từ năm 7 tuổi, nhận ra sức mạnh từ đôi bàn tay nhanh nhẹn hơn người của nó, biết rõ hành vi không tốt của mình nhưng lại mất kiểm soát với tâm lí muốn thó một món đồ mọi lúc mọi nơi. Ji-ran, đứa trẻ bị giằng xé giữa hai người cha ruột và dượng, luôn tìm cách trốn tránh, căm ghét người bố ruột và thích nghi với cuộc sống hôn nhân thứ hai của người mẹ. Jin-oh, một thằng nhóc to mồm, sỗ sàng và sẵn sàng đập phá loạn xạ như cách để mọi người chú ý đến nó và cái ý tốt thô ráp xù xì của nó. Da-yeong, nhỏ lớp trưởng “con nhà người ta”, bí ẩn và lanh lẹ hơn người, ám ảnh với những suy nghĩ đánh giá người khác quá đà của bản thân và sự mến mộ thầm kín dành cho thầy giáo chủ nhiệm. Câu chuyện của bốn đứa học sinh hiện lên chủ yếu qua những câu thoại. Chúng gào lên với cái tôi lớn nhất, la hét với người lớn, với bạn bè, nói tuột những suy nghĩ kỳ dị trong bộ não “lớn nhưng chưa hẳn”, nhưng tất cả tự nhiên tụ lại nơi Hae-il – thằng bé ít lời nhất nhóm bạn, người khiến chúng dõi theo, không ngừng đặt câu hỏi và chuyển hướng chú ý như một cách dựa dẫm mỗi khi một ngày của chúng chẳng vui vẻ gì. Lối viết truyện chồng truyện trong TRỘM không chỉ cho chúng ta thấy những góc khuất trong tâm lí của những thiếu niên tuổi cận trưởng thành mà còn phản ánh nhiều thực trạng đa chiều khác nhau trong xã hội Hàn Quốc. Bốn thiếu niên được sinh ra và lớn lên trong những điều kiện khác nhau nhưng chính những điều kiện đó đã nhào nặn nên tâm hồn tổn thương của họ. Từ gia đình cha mẹ lao động giữa lúc suy thoái kinh tế của Hae-il kèm người anh trai đã 30 tuổi nhưng chưa thể gồng gánh gì cho gia đình, hôn nhân đổ vỡ của bố mẹ Ji-ran và người bố ruột luôn níu kéo tình cảm của cô bé đến Da-yeong, cô học sinh gương mẫu vẫn loay hoay tìm cá tính thật cho mình. Nhưng ấm áp thay, trên tất cả, bốn vết thương lòng lại được xoa dịu bằng niềm yêu thương con chân thành của những người bố, người mẹ, của những bữa cơm ấm cúng và cả sự thấu hiểu của cùng những đứa trẻ lạc lõng không hiểu mình với nhau. Kim Ryeo Ryeong có lẽ là nhà văn “gỡ những chiếc gai của sự trưởng thành” nhiều nhất trong tác phẩm này. Điểm nhấn của cô ở đây cũng như trong các tác phẩm nổi danh cùng thể loại khác đó là không đặt ra những chuẩn mực đạo đức, thước đo nơi trường lớp cho đám thiếu niên cấp ba nói chung. Thay vào đó, cô đặt ra những câu hỏi cho giáo dục gia đình và trường học, mong muốn một cái nhìn sâu hơn từ người lớn và hi vọng sẽ bóc tách được dần những nút thắt trong lòng mỗi thiếu niên. Mọi tổn thương đều có thể chữa lành, và trái tim chính là nguồn gốc của sự chữa lành đó. Chưa bao giờ thông điệp mạnh mẽ này được đặc chuyển trong lời văn sắc bén và chân thật của tác phẩm này đến vậy. Sau những ám ảnh về bạo lực tâm lí học đường của “Lời nối dối hoa mỹ”, Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam tiếp tục gửi tới bạn đọc một kiệt tác mới của nhà văn Kim Ryeo Ryeong với cùng đề tài học đường.

Loại phiên bản

Phiên bản thông thường

Nhập khẩu/ trong nước

Trong nước

Ngôn ngữ

Tiếng Việt

Loại nắp

Bìa mềm

Nhà Phát Hành

NXB Phụ nữ Việt Nam

Sản Phẩm Tương Tự

*Sản phẩm được thu thập tự động để tiếp thị. Chúng tôi không bán hàng.