Sách - Toàn Việt Thi Lục - Lê Quý Đôn - Tập 1 - Bình Book
1 / 1

Sách - Toàn Việt Thi Lục - Lê Quý Đôn - Tập 1 - Bình Book

5.0
2 đánh giá
1 đã bán

Cũng có thể nói đến tính khoa học của “Toàn Việt thi lục” ở sự trình bày tác phẩm, tác giả minh bạch, ở việc chú ý tới giá trị nội dung và hình thức của bài được tuyển. Đáng nói nhất là sự sáng suốt của Lê Quý Đôn trong việc tuyển chọn những bài văn theo ông là chưa h

150.000
Share:
BÌNH BÁN BOOK OFFICIAL

BÌNH BÁN BOOK OFFICIAL

@binhbanbook
4.9/5

Đánh giá

6.746

Theo Dõi

4.158

Nhận xét

Cũng có thể nói đến tính khoa học của “Toàn Việt thi lục” ở sự trình bày tác phẩm, tác giả minh bạch, ở việc chú ý tới giá trị nội dung và hình thức của bài được tuyển. Đáng nói nhất là sự sáng suốt của Lê Quý Đôn trong việc tuyển chọn những bài văn theo ông là chưa hay “nhưng đã được nhiều người thích”. Với Lê Quý Đôn thơ rất hay nhưng cũng rất khó. Thưởng thơ rất dễ rơi vào chủ quan. Trong Điều 33 mục Văn nghệ, Lê Quý Đôn rất cảm kích với bài thơ của Đỗ Phủ: "Văn chương thiên cổ sự Đắc thất thốn tâm tri Tác giả giai thù biệt Thanh danh khởi lãng chùy" Dịch nghĩa: "Văn chương sự nghiệp nghìn đời Dở, hay, tấc dạ biết rồi chẳng sai Nhà văn ai có giống ai Tiếng tăm để lại, há chơi đâu nào?" Rồi ông rút ra điều thật thấm thía như sau: “Văn chương là của công thiên hạ, ý kiến mỗi người mỗi khác, phân tích thì được, chứ không nên chế mắng”. Đủ thấy, với thơ, Lê Quý Đôn thận trọng đến mức nào. Đó là thái độ thường có của những người đọc nhiều, hiểu rộng. Cũng rất đáng đề cao cái nhìn khoáng đạt của ông trong khi làm tuyển tập. Ông có phần ưu ái với các tác giả danh vị nhỏ, ít tiếng tăm. Nếu hợp tuyển không chép cho họ “một vài bài” (chỉ một vài bài thôi!) thì đời sau không còn nhớ tới tên tuổi họ nữa. Tuy nhiên ông không quá xa rời nguyên tắc vì tác giả của những bài thơ ấy là “bậc hiền”, nghĩa là cũng có ít nhiều công đức với đời. Và điều đó chứng tỏ giá trị của văn thơ gắn liền với phẩm chất của nhà văn. Tác giả và tác phẩm không bao giờ tách rời trong cách nhìn của Lê Quý Đôn là vậy. Ông cũng không quên tuyển thơ của những người khác mình về tư tưởng (nhà sư) nhưng thơ hay. Tập V của “Toàn Việt thi lục” có 36 bài của 11 nhà thơ mặc áo cà sa, nương than nôi cửa Phật. Ông cũng tuyển chọn thơ của tác giả khác dân tộc mình (thơ sứ của nước ngoài) nhưng cũng có quan hệ đáng lưu ý ở một mặt nào đó. Nhất là Lê Quý Đôn đã không quên các tác giả nữ. Ý thức hệ giai cấp không cho ông xếp thơ họ vào phần chính. Song tài năng của nhiều người trong họ thì không thể coi thường hoặc phủ nhận. Chắc ấn tượng tốt đẹp về tài thơ của Đoàn Thị Điểm và cháu của nữ sĩ là Đoàn Lệnh Khương có ảnh hưởng nhất định tới quyết định này của Lê Quý Đôn. ------- TOÀN VIỆT THI LỤC – LÊ QUÝ ĐÔN - TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC HỌC – TẬP 1 Tác giả: Lê Quý Đôn Ngày xuất bản: 01 - 2020 Kích thước: 16 x 24 cm Nhà xuất bản:NXB Văn Học Nhà phát hành: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC HỌC Hình thức bìa: Bìa cứng - ép kim Số trang: 336

Nhập khẩu/ trong nước

Trong nước

Ngôn ngữ

Tiếng Việt

Loại nắp

Bìa cứng

Nhà Phát Hành

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC HỌC

Sản Phẩm Tương Tự

*Sản phẩm được thu thập tự động để tiếp thị. Chúng tôi không bán hàng.