Sách - Phương Ngoại Khán Hồng Trần - Các vấn đề xã hội qua lăng kính Phật giáo
1 / 1

Sách - Phương Ngoại Khán Hồng Trần - Các vấn đề xã hội qua lăng kính Phật giáo

5.0
5 đánh giá
1 đã bán

Sách - Phương Ngoại Khán Hồng Trần - Các vấn đề xã hội qua lăng kính Phật giáo Tác giả Thích Thánh Nghiêm Số trang 460 Nhà xuất bản Lao Động Khổ 15,5 x 24cm Barcode 8935280913981     ISBN: 978-604-393-392-5 Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm là đã tận dụng lợi thế của một

199.000₫
-28%
143.280
Share:
Mindbooks

Mindbooks

@mindbookss
4.9/5

Đánh giá

59.764

Theo Dõi

9.346

Nhận xét

Sách - Phương Ngoại Khán Hồng Trần - Các vấn đề xã hội qua lăng kính Phật giáo Tác giả Thích Thánh Nghiêm Số trang 460 Nhà xuất bản Lao Động Khổ 15,5 x 24cm Barcode 8935280913981     ISBN: 978-604-393-392-5 Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm là đã tận dụng lợi thế của một khách phương ngoại, một người ngoài cõi, để từ nhãn quan đạo Phật, nhãn quan của một người xả tục xuất gia, cung cấp những ý tưởng và giải pháp cho những vấn đề gây ưu tư nhức nhối của cuộc nhân sinh. Nhưng cũng vì đặc thù của điểm nhìn ấy, độc giả đến với quyển sách này hẳn không thể trông cậy sẽ tìm thấy những giải đáp, khuyên nhủ từ một ông cụ hay một bà lão trải đời, là chứng nhân hay thậm chí nạn nhân của bao cuộc bể dâu. Bạn đọc sẽ chỉ có thể gặp gỡ những suy tư, gợi mở của một nhà sư, với sự hiểu biết uyên thâm và đầy cập nhật về tình hình xã hội, và từ cái điểm nhìn “xa trông dáng núi Lư”, trông rõ toàn cảnh hồng trần nhưng tựa như không chút bám dính bụi trần. Dù thế, trong toàn bộ tác phẩm này, ta không bao giờ bắt gặp một đại sư Thánh Nghiêm với giọng văn mang tính cách khuyên răn chỉ dẫn, mà luôn chỉ là những chia sẻ hết sức cá nhân và rất mực khiêm tốn, phản ánh rõ sự tự ý thức thường trực của tác giả về vị trí của bản thân như một khách phương ngoại, một người ngoài cuộc. Tác giả: Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm được xem là một trong những nhà lãnh đạo tâm linh của thế giới có sức ảnh hưởng rộng lớn nhất, cho đến khi thầy viên tịch vào năm 2009. Còn tại Đài Loan (Trung Quốc), với vai trò vị sáng tổ của hệ phái Pháp Cổ Sơn, thầy được tôn xưng là một trong “Tứ đại thiên vương”, tức nhóm bốn vị đại sư sáng lập và điều hành bốn cộng đồng Phật giáo có sức tác động to lớn nhất tại nơi này. Vốn là truyền nhân của đại sư Thái Hư – một trong những nhà sư khai sáng đường lối Nhân gian Phật giáo (Humanistic Buddhism) – Pháp sư Thánh Nghiêm luôn tích cực vận động việc phát triển đạo Phật theo đường lối này, tức luôn gắn hoạt động Phật giáo với những mục đích đóng góp thiết thực cho sự tiến bộ và lành mạnh của đời sống cộng đồng. Có lẽ cũng chính vì chủ trương và lý tưởng ấy, bạn đọc khi lướt qua từng trang của quyển sách này đều cảm nhận rõ Pháp sư đã luôn dõi sát theo từng biến động của thế cuộc nhân sinh, không chỉ tại Đài Loan, mà dường như ở tầm nhân loại. Bởi sự hiểu biết ấy chính là cửa ngõ để những góc nhìn Phật giáo có thể tham gia vào công cuộc chữa lành những vết thương của đời sống thế gian. Trích đoạn sách: Sống chậm Hỏi: Ngày trước, Đài Loan có một lối sống được mọi người hưởng ứng nồng nhiệt đó là “liều ăn nhiều, cắm đầu làm việc mới gặt hái thành công”, người người nhà nhà đều “bán mạng” lao về phía trước, tạo nên đà phát triển thần tốc cho kinh tế Đài Loan. Thế nhưng ngày nay, trong xã hội lại bắt đầu kêu gọi “sống chậm”, khởi xướng một lối sống nhẹ nhàng, ngoài giờ làm việc, nên tạo cho mình thời gian tiêu khiển, hưởng thụ. Vậy rốt cuộc thì trong cuộc sống này, con người ta nên tận dụng thời gian một cách triệt để, phát huy cao độ mọi tiềm lực để làm ra đồng tiền, hay chỉ nên hài lòng với cuộc sống vừa đủ? Liệu có sự mâu thuẫn gì giữa hai cách sống này không? Đáp: Bản thân tôi cho rằng, ý nghĩa của hai từ “sống chậm” cũng tương tự như việc thả lỏng, không nên tự tạo căng thẳng áp lực mà chúng ta vẫn thường nghe trong các pháp tu thiền. Nỗ lực cho công việc tới mức liều mạng sẽ tạo nên áp lực cho chính bản thân mình, điều này sẽ khiến người ta khó lòng hưởng thụ cuộc sống này thật đúng nghĩa trong mỗi bước đi, điều chỉ có thể cảm nhận được khi người ta sống chậm. Nêu một ví dụ, như khi Thiền sư người Việt Nam Thích Nhất Hạnh hướng dẫn mọi người thực hành thiền tập, Thầy ấy yêu cầu mỗi hành giả phải chầm chậm trải nghiệm cuộc sống của tự thân, cảm nhận được mình qua mỗi bước chân đi, biết tận hưởng trọn vẹn mỗi mỗi bước chân của mình trong suốt quá trình đi ấy. Trong cuộc sống này, chúng ta thấy có không ít người tạo cho mình áp lực từ cuộc sống đến mức thành bệnh, như là tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp… Nếu khéo sử dụng phương pháp thiền tập vào cuộc sống, sẽ giúp người ta điều tiết nhịp điệu cuộc sống, giải phóng bớt áp lực, từ đó giúp bản thân được nhẹ nhàng, tâm tình được ôn hòa. Và khi làm được như vậy, ta sẽ lại nhận ra cuộc sống có ý nghĩa, công việc cũng có hiệu quả hơn. Tôi vẫn thường nói “công việc cứ nên tranh thủ, song không nên nôn nóng”, tranh thủ hoàn toàn không có nghĩa là phải cứ ngóng trông, mong đợi để tự mình tạo áp lực cho mình. Thường khi mọi người nghe nói “tranh thủ” là tay chân luống cuống, trong lòng bồn chồn, hơn nữa lại cho rằng phải như vậy mới là tranh thủ. Nhưng nếu hiểu “tranh thủ” là như vậy thì tôi tin chắc là kết quả sẽ khó lòng mà được như mình mong đợi. Chậm một chút, có khi lại cho ra kết quả tốt hơn nhiều.

Nhập khẩu/ trong nước

Trong nước

Ngôn ngữ

Tiếng Việt

Tên tổ chức chịu trách nhiệm sản xuất

Đang cập nhật

Loại nắp

Bìa mềm

Địa chỉ tổ chức chịu trách nhiệm sản xuất

Đang cập nhật

ISBN

978-604-393-392-5

Năm xuất bản

2023

Nhà Phát Hành

Thái Hà Books

Sản Phẩm Tương Tự

*Sản phẩm được thu thập tự động để tiếp thị. Chúng tôi không bán hàng.