Sách nói: Khắc Kỷ - Từ Zeno Đến Marcus Aurelius
Sách nói: Khắc Kỷ - Từ Zeno Đến Marcus Aurelius
Sách nói: Khắc Kỷ - Từ Zeno Đến Marcus Aurelius
Sách nói: Khắc Kỷ - Từ Zeno Đến Marcus Aurelius
Sách nói: Khắc Kỷ - Từ Zeno Đến Marcus Aurelius
Sách nói: Khắc Kỷ - Từ Zeno Đến Marcus Aurelius
1 / 1

Sách nói: Khắc Kỷ - Từ Zeno Đến Marcus Aurelius

0.0
0 đánh giá

Cuốn sách đưa chúng ta đến với cuộc đời và sự nghiệp bất diệt của những triết gia Khắc kỷ vĩ đại nhất: từ Zeno đến Marcus Aurelius. Họ đã sống, cống hiến cuộc đời mình cho triết học Khắc kỷ và cho hạnh phúc của nhân loại. C.S. Lewis từng nói: “Tất cả những bạo chúa và

99.000
Share:
Sách nói bản quyền

Sách nói bản quyền

@fonos-sach-noi-ban-quyen
4.5/5

Đánh giá

387

Theo Dõi

349

Nhận xét

Cuốn sách đưa chúng ta đến với cuộc đời và sự nghiệp bất diệt của những triết gia Khắc kỷ vĩ đại nhất: từ Zeno đến Marcus Aurelius. Họ đã sống, cống hiến cuộc đời mình cho triết học Khắc kỷ và cho hạnh phúc của nhân loại. C.S. Lewis từng nói: “Tất cả những bạo chúa và những kẻ chinh phạt mới giống nhau một cách buồn tẻ làm sao, trong khi các vị thánh khác nhau một cách đầy vinh quang thế nào”. Mỗi Khắc kỷ gia đều vĩ đại theo cách riêng của mình. Lý do duy nhất cho việc học triết học là để trở thành người tốt hơn. Mọi lý do khác, như Nietzsche đã nói, chỉ là “những phê phán từ ngữ bằng những từ ngữ khác”. Không có trường phái triết học nào tin vào luận điểm này hơn Khắc kỷ - một trường phái triết học Hy Lạp cổ đại ra đời từ thế kỷ thứ III trước Công Nguyên. Khác với những triết gia bàn giấy khác, triết gia của trường phái Khắc kỷ quan tâm sâu sắc tới việc chúng ta sống ra sao, từ cách đưa quyết định, nguyên nhân dẫn đến hành động cho đến những quy luật bạn chọn khi đối đầu gian nguy. Họ quan tâm tới điều bạn làm, không phải lời bạn nói. Triết lý Khắc kỷ đang ngày càng trở nên thiết thực trong thế giới hiện đại: không tập trung vào những ý tưởng phù du mà là hành động. Bốn phẩm hạnh cao quý nhất được đưa ra vô cùng đơn giản và thẳng thắn: Thông thái, can đảm, chừng mực và công bằng. Như Epictetus đã viết, “Có ai không mắc lỗi bao giờ không? Nhưng một người hoàn toàn có thể cố gắng để tránh mắc lỗi”. Giống như bạn, Seneca, Epictetus, Posidonius đều cố gắng làm tốt nhất có thể. Tất cả đang cố gắng trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Tất cả đang đọc và thực hành, cố gắng và thất bại, đứng lên và làm lại.

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan

*Sản phẩm được thu thập tự động để tiếp thị. Chúng tôi không bán hàng.