Sách - Những dấu chân ngân dài - Hồ Đắc Túc
Sách - Những dấu chân ngân dài - Hồ Đắc Túc
1 / 1

Sách - Những dấu chân ngân dài - Hồ Đắc Túc

5.0
1 đánh giá

THÔNG TIN SÁCH Tên sách: Những dấu chân ngân dài Tác giả: Hồ Đắc Túc Nhà xuất bản: NXB Hồng Đức Công ty phát hành: Khai Tâm Số trang: 260 Hình thức bìa: Bìa mềm Ngày xuất bản: 05/2021 --- GIỚI THIỆU SÁCH Một sáng sớm tháng 9 năm 2017 tại thị trấn Kuṣinagara vùng b

101.250
Share:
Nhà Sách Khai Tâm

Nhà Sách Khai Tâm

@xuatbankhaitam79
4.9/5

Đánh giá

222

Theo Dõi

245

Nhận xét

THÔNG TIN SÁCH Tên sách: Những dấu chân ngân dài Tác giả: Hồ Đắc Túc Nhà xuất bản: NXB Hồng Đức Công ty phát hành: Khai Tâm Số trang: 260 Hình thức bìa: Bìa mềm Ngày xuất bản: 05/2021 --- GIỚI THIỆU SÁCH Một sáng sớm tháng 9 năm 2017 tại thị trấn Kuṣinagara vùng bắc Ấn, lúc qua khỏi cổng chính một thánh tích, tôi nghe giải thích hai cây sala phía tay phải lối đi chính là chỗ Phật nhập niết bàn. Hai cây sala cao song song, trơ trọi trên một khoảng cỏ xanh, sương mai còn lảng vảng quanh ‘tha la song thọ thị hiện Niết Bàn’. Không thấy bia ký hay bảng hiệu nào quanh đây ghi lại một đại sự như vậy. Quả nhiên không phải. Chỗ Phật nhập diệt giữa hai cây sala là nền tháp ngay phía sau chùa và tháp Niết Bàn. Hai cây sala gần cổng chính chỉ là biểu tượng của sự kiện trọng đại. Giờ đây, toàn khu di tích yên ắng, và bình yên. Năm 1876, khi nhà khảo cổ Archibald Carlleyle khai quật chốn này, khung cảnh không thanh bình như vậy. Cả khuôn viên là rừng rậm, ông Carlleyle ‘không thể đi sâu vô rừng hơn một mét’. Sau khi thuê nhân công dọn lối đi, ông tiến hành khai quật và khi đào sâu xuống ba mét thì thấy một tượng Phật nằm dài hơn sáu mét đã bể ra nhiều mảnh, hai chân tượng, bàn tay trái, cánh tay trái, phần thân cho đến hông tượng, một phần đầu và mặt, đều bị bể rời. Tuy vậy tôn tượng bằng sa thạch màu đậm đỏ pha màu vàng của đất sét vẫn nằm nghiêng phía tay phải. Carlleyle thiếu tiền và thiếu cả thực phẩm nhưng không dám rời nơi khai quật vì sợ các di vật bị đánh cắp. Ông lần lần phục hồi lại tôn tượng, dựng lại chùa, cho biết cùng với chỗ tượng Phật nhập diệt, ông còn thấy các cột gỗ và các mảnh xương người cháy đen mà theo ông, do có một thời chùa chiền và tăng lữ nơi đây đã bị gươm và lửa bách hại. Trải qua nhiều khó nhọc nhà khảo cổ mới tìm ra một đại thánh tích cho bao người đến chiêm bái. Một di sản lớn được cống hiến bằng nhiều khổ lụy, người sau chỉ việc tiếp nhận nhưng vẫn không làm tròn. Vì vậy sẽ là ‘không phải’ nếu ngày hôm nay mình thong thả đến đây lại tin nhầm một địa chỉ, trong khi các dấu tích vốn đã được người đi trước khai phá và công bố tỏ tường. Từ buổi sáng ấy, theo lời dạy của Ôn Nguyên Giác, tôi khởi nghĩ phải tìm những cứ liệu đáng tin để xác định các địa chỉ còn tồn nghi liên quan đến những nơi Đức Phật đã đi qua. Tôi bắt đầu bằng cuốn sách Phật quốc ký của Pháp Hiển, vị đại sư Trung Hoa rời Trường An năm 399 lúc ngài đã trên 60 tuổi, mất sáu năm đi đường bộ để đến trung bộ Thiên Trúc, tức miền đông bắc kéo dài đến tây bắc của Ấn Độ bây giờ. Pháp Hiển ở lại Thiên Trúc từ năm 405 đến 411, sau đó vượt biển về đến Trung Hoa lúc ngài đã gần 80 tuổi. Đến các địa danh liên quan đến tiền thân và cuộc đời Đức Phật, Pháp Hiển đều ghi chép. Đây là cuốn du ký đầu tiên viết về cổ Ấn Độ, truyền cảm hứng cho nhiều học giả đông tây kim cổ. Trong non 200 năm qua, kể từ bản dịch đầu tiên ra Pháp ngữ năm 1836 của Abel Rémusat, Phật quốc ký đã được dịch và khảo cứu qua nhiều ngôn ngữ, nhưng Việt ngữ chỉ có bản dịch của Hòa thượng Thích Trí Quang, in năm 1994, với tựa Cao tăng Pháp Hiển. Trong lời tựa, Hòa thượng viết: ‘Trong khi dịch truyện ngài Pháp Hiển, điều đáng tiếc là tôi không có bản Phật quốc ký địa danh khảo chứng … Nếu có thì địa danh trong truyện đã được ghi chú tên mới cả. Cầu mong có ngày và có người làm việc này.’ [tôi nhấn mạnh] Pháp Hiển phiên âm các địa danh cổ nên thật không dễ dàng gì để xác định địa danh đó trên bản đồ ngày nay. Các học giả đông tây đã tốn rất nhiều công sức để truy tìm, không chỉ đối chiếu văn liệu, di chỉ và di vật khảo cổ mà còn suy luận từ phong cảnh xã hội và không gian văn hóa theo mô tả của Pháp Hiển. Tôi bắt chước họ, truy nguồn các địa danh hầu vẽ lại bộ trình và hải trình của Pháp Hiển. Trong hai năm 2018 và 2019, nhờ fellowship của hai trường đại học của Anh, School of Oriental and African Studies (SOAS University of London) và University of Leeds, tôi đã tìm được nhiều tài liệu tại thư viện của hai đại học này và các nơi khác ở Anh quốc, lại được giáo sư chuyên về Phật giáo sử là Max Deeg của Đại học Cardiff chỉ dẫn sự thật-giả của tư liệu, nên công việc nghiên cứu về địa danh trong Phật quốc ký tương đối thuận lợi. Càng tìm hiểu, càng thấy Phật quốc ký đóng góp to lớn cho công cuộc tìm lại các đại thánh tích Phật giáo ở Ấn Độ. Học giả phương Tây rất hứng thú với những mô tả chơn chất của Pháp Hiển, giúp họ hiểu thêm lịch sử Phật giáo đã được truyền vào Trung Hoa như thế nào. Hải trình về lại Trung Hoa của Pháp Hiển cũng giúp học giới suy ra con đường và thời điểm đạo Phật đã du nhập các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Họ không chỉ vẽ lại đường đi của Pháp Hiển – điều đó không khó tuy không phải hoàn toàn chính xác – mà còn dựng lại phong cảnh Phật giáo trên đất Ấn, đối chiếu những gì Pháp Hiển tả với kinh điển, và bằng các cứ liệu khoa học nhiều ngành, cho ta thấy Tam tạng kinh điển có thể được xác minh bằng sử liệu, ngôn ngữ, văn hóa và khảo cổ.

Thương Hiệu
nhiều tác giả

Loại phiên bản

Phiên bản thông thường

Nhập khẩu/ trong nước

Trong nước

Ngôn ngữ

Tiếng Việt

Loại nắp

Bìa mềm

Nhà Phát Hành

Khai Tâm

ISBN

978-604-328-292-4

Năm xuất bản

2021

Số giấy phép xuất bản

1212-2021/CXBIPH/18-21/HĐ

Tên tổ chức chịu trách nhiệm sản xuất

Công ty CP Xuất bản Khai Tâm

Địa chỉ tổ chức chịu trách nhiệm sản xuất

8 Nguyễn Phi Khanh, p. Tân Định, quận 1

Sản Phẩm Tương Tự

*Sản phẩm được thu thập tự động để tiếp thị. Chúng tôi không bán hàng.