Sách Lễ Tết Trung Quốc
1 / 1

Sách Lễ Tết Trung Quốc

4.9
15 đánh giá
4 đã bán

Tác giả: Vi Lê Minh Dịch giả: Đinh Thị Thu Khổ sách: 15.5x23 cm Số trang: 164 trang Năm xuất bản: 2012 NXB Tổng Hợp TPHCM Trung Quốc là một quốc gia đa dân tộc với chặng đường lịch sử hơn năm ngàn năm, trong hành trình lịch sử không ngừng phấn đấu phát triển đó đã xuấ

72.000₫
-30%
50.400
Share:
Nhà xuất bản Tổng Hợp TPHCM

Nhà xuất bản Tổng Hợp TPHCM

@nxbtonghoptphcm
4.9/5

Đánh giá

1.749

Theo Dõi

4.207

Nhận xét

Tác giả: Vi Lê Minh Dịch giả: Đinh Thị Thu Khổ sách: 15.5x23 cm Số trang: 164 trang Năm xuất bản: 2012 NXB Tổng Hợp TPHCM Trung Quốc là một quốc gia đa dân tộc với chặng đường lịch sử hơn năm ngàn năm, trong hành trình lịch sử không ngừng phấn đấu phát triển đó đã xuất hiện rất nhiều các lễ tết cổ truyền đặc sắc và mang từng nét độc đáo riêng biệt, trong đó quá trình hình thành đa dạng và nội dung phong phú. Các ngày lễ tết là sự kết tinh quan trọng giữa tinh thần và tình cảm của dân tộc Trung Hoa. Văn hóa lễ tết được bắt rễ sâu xa trong lòng mỗi người dân, có nguồn sống mới mẻ và dồi dào tinh lực, vượt qua chặng thời gian lâu dài, dần dần hình thành nên một phần di sản vô cùng quý báu trong nền văn hóa xán lạn của dân tộc Trung Hoa. Khởi nguồn và quá trình phát triển của lễ tết là một chặng đường chậm và dài bắt đầu từ việc hình thành, hoàn thiện, đến thâm nhập vào trong cuộc sống xã hội; là sự đánh dấu việc xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất định. Sự tiến bộ của lực lượng sản xuất xã hội, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao, sự xuất hiện của tôn giáo và các hoạt động xã hội đã góp phần tạo điều kiện cho việc sản sinh và phát triển của lễ tết. Nguồn gốc lễ tết cổ truyền của Trung Quốc phần lớn có liên quan đến nền tri thức không ngừng được hoàn thiện và phong phú trong các lĩnh vực như thiên văn, lịch, toán học; đặc biệt là sau khi các tháng trong năm được phân chia ra cụ thể, rõ ràng theo cách tính âm lịch thì càng có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với sự xuất hiện của lễ tết cổ truyền hơn. Đến thời nhà Hán (206 TCN - 220 SCN), một năm phân chia thành hai mươi tư tháng, cách thức phân chia này được cho rằng tương đối hoàn thiện. Sự phân chia các tháng trong năm đã tạo tiền đề cho việc sản sinh các ngày lễ tết, có nghĩa là trong suốt thời gian một năm, căn cứ vào các mùa được phân chia cũng như trình tự thay đổi của các mùa, con người thông qua quá trình lao động sản xuất của bản thân mà từng vùng từng khu vực hình thành nên các phong tục tập quán không giống nhau, đồng thời điều đó cũng đại diện cho các hoạt động thờ cúng tín ngưỡng với những tâm nguyện tốt đẹp của con người. Lễ tết của Trung Quốc cũng được hình thành chính trên cơ sở đó. Phần lớn các ngày lễ tết của Trung Quốc đều được khởi nguồn và hình thành sơ bộ vào thời kỳ Tiền Tần (tức vào trước năm 221 TCN), ví dụ như: Giao thừa, Nguyên đán, Nguyên tiêu, Thượng tỵ, Hàn thực, Đoan ngọ, Thất tịch, Trùng dương v.v.. Nhưng nét phong phú, đa dạng và sự phát triển phổ biến về nội dung của các phong tục tập quán trong các ngày lễ tết này lại là một chặng đường phát triển vô cùng lâu dài và chậm chạp. Thuở hình thành sơ khai của các phong tục tập quán này đều liên quan đến hoạt động thờ cúng tín ngưỡng hay các điều mê tín, cấm kỵ nguyên thủy. Đồng thời cũng có liên quan đến các câu chuyện thần thoại phong phú và đa dạng, góp phần tô vẽ thêm sắc màu lãng mạn cho các ngày lễ tết. Tôn giáo tín ngưỡng cũng tạo nên tố chất kích thích và có ảnh hưởng trong phạm vi chừng mực nhất định đối với lễ tết, ngoài ra còn xuất hiện thêm một số nhân vật lịch sử với ý nghĩa tượng trưng cho sự tồn tại vĩnh hằng cùng góp chung sắc màu vào bức tranh về các ngày lễ tết. Tất cả những nhân tố này đều hòa quyện thành tổng thể, cùng tồn tại bên trong nội dung của lễ tết, khiến cho ngày lễ tết của Trung Quốc mang đậm nét thiêng liêng của lịch sử và đậm đà bản sắc dân tộc. Đến triều đại nhà Hán, các ngày lễ tết cổ truyền chủ yếu của Trung Quốc đều đã được định hình tương đối cố định. Nhà Hán là thời kỳ hoàng kim đầu tiên sau khi Trung Quốc thực hiện công cuộc thống nhất toàn đất nước, chế độ kinh tế, chính trị, xã hội ổn định, nền văn hóa, khoa học phát triển với tốc độ nhanh chóng, các nền văn hóa địa phương như nền văn hóa nhà Tần, văn hóa nhà Sở cũng như văn hóa nhà Tề Lỗ v.v.. lấy bề dày lịch sử truyền thống lâu đời làm nền tảng mà hòa quyện trong nhau, cùng góp phần thể hiện nét văn hóa mang đậm tính lịch sử xuyên suốt những triều đại này, hình thành nên một thể văn hóa thống nhất lấy văn hóa nhà Hán làm biểu tượng. Điều này cũng tạo điều kiện văn hóa xã hội tốt đẹp cho quá trình hình thành cuối cùng của các ngày lễ tết. Lễ tết phát triển đến triều đại nhà Đường (tức khoảng thời gian từ năm 618 đến năm 907 SCN), đã được giải phóng ra khỏi vòng vây thần bí của những tập quán thờ cúng tín ngưỡng cũng như các điều cấm kỵ, trở thành các hoạt động mang tính chất vui chơi giải trí hoặc mang đậm hình thức lễ nghi, đồng thời cũng rất nhanh chóng trở thành một trào lưu được phổ biến sâu rộng. Từ đó, lễ tết được gắn với các ngày lễ hỷ, khánh tiết, thấm đượm sắc màu phong phú, trở thành ngày hội hay ngày lễ tết thật sự. Do các dân tộc không ngừng hiểu biết lẫn nhau mà hình thành sự giao lưu văn hóa lễ tết, cộng thêm quá trình phát triển và được truyền bá lan rộng của tôn giáo khiến cho nội dung của văn hóa lễ tết cũng không ngừng được bổ sung và hoàn thiện.

Nhập khẩu/ trong nước

Trong nước

Ngôn ngữ

Tiếng Việt

Loại nắp

Bìa mềm

Loại phiên bản

Phiên bản thông thường

Nhà Phát Hành

NXB Tổng Hợp TPHCM

ISBN

9786045804445

Năm xuất bản

2012

Sản Phẩm Tương Tự

*Sản phẩm được thu thập tự động để tiếp thị. Chúng tôi không bán hàng.