Sách - Lê Mạt Sự Ký (Bìa Cứng - Bản đặc biệt có chữ ký của tác giả Nguyễn Duy Chính)
Sách - Lê Mạt Sự Ký (Bìa Cứng - Bản đặc biệt có chữ ký của tác giả Nguyễn Duy Chính)
Sách - Lê Mạt Sự Ký (Bìa Cứng - Bản đặc biệt có chữ ký của tác giả Nguyễn Duy Chính)
1 / 1

Sách - Lê Mạt Sự Ký (Bìa Cứng - Bản đặc biệt có chữ ký của tác giả Nguyễn Duy Chính)

5.0
3 đánh giá

Tác giả: Nguyễn Duy Chính NXB: Khoa Học Xã Hội Khổ sách: 15.5x23cm Số trang: 423 trang Năm phát hành: 2020 Thể loại: Biên khảo sử liệu Đơn vị phát hành: DT Books Khi đề cập đến việc sụp đổ của Lê triều cuối thế kỷ XVIII hầu hết các sử gia đều cho rằng việc vua Lê c

328.500
Share:
Dtbooks

Dtbooks

@dtbooks
4.9/5

Đánh giá

219

Theo Dõi

507

Nhận xét

Tác giả: Nguyễn Duy Chính NXB: Khoa Học Xã Hội Khổ sách: 15.5x23cm Số trang: 423 trang Năm phát hành: 2020 Thể loại: Biên khảo sử liệu Đơn vị phát hành: DT Books Khi đề cập đến việc sụp đổ của Lê triều cuối thế kỷ XVIII hầu hết các sử gia đều cho rằng việc vua Lê cầu viện Trung Hoa đem quân sang Đại Việt là nguyên nhân chính yếu. Việc nhờ vả ngoại bang lấy lại nước cho mình đã truất đi cái thiên mệnh đế vương. Thế nhưng sự việc không phải chỉ có thế mà còn ẩn giấu những lý do sâu xa hơn. Sử Việt Nam đương thời - đúng ra là sử quan triều Nguyễn - trong nỗ lực chính thống hóa việc vua Gia Long thống nhất sơn hà, lên ngôi hoàng đế đã tìm cách hạ thấp không chỉ đối thủ của ông là Tây Sơn mà còn phi nghĩa hóa cả triều Lê, triều đại trước đây vẫn được làm chỗ dựa tinh thần khi chúa Nguyễn còn đang bôn ba phục quốc, cần tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Bắc Hà. Cho tới năm Nhâm Tuất [1802], Nguyễn Phúc Ánh vẫn dùng niên hiệu Cảnh Hưng trên mọi văn thư chính thức. Việc hợp thức tân triều đạt được nhiều kết quả nên gần như suốt thế kỷ XIX, cựu triều bị lãng quên, chỉ còn âm ỷ ẩn sâu trong tâm khảm một số nhà nho hoài vọng nước cũ. Lê triều thì ít nhiều còn được nhắc đến, Tây Sơn hầu như hoàn toàn bị cấm kỵ. Nếu đôi khi được đề cập, hình ảnh duy nhất còn sót lại là chiến thắng Kỷ Dậu [1789], còn niên hiệu Cảnh Thịnh, tuy kéo dài gần 10 năm, thì không mấy ai nhớ tới. Giới sĩ phu coi triều Nguyễn là tiếp nối chính thức của triều Lê theo thứ tự Đinh, [Tiền] Lê, Lý, Trần, [Hậu] Lê, Nguyễn. Còn những thời kỳ ngắn ngủi xen kẽ như triều Hồ, Mạc hay Tây Sơn chỉ là những ngụy triều. Riêng Tây Sơn thì triều đình Nguyễn làm như họ không tồn tại trong lịch sử mà chỉ là một đám giặc lớn bạo phát bạo tàn nổi lên nhưng sau đó bị chúa Nguyễn đánh dẹp. Cứ như lẽ thường, nhà Lê chấm dứt khi vua Chiêu Thống bỏ nước bôn đào và vua Quang Trung đủ danh chính ngôn thuận để mở ra một triều đại mới. Không những Nguyễn Huệ là quốc trưởng đứng đầu cơ cấu hành chính và quân sự, ông cũng được nhà Thanh công nhận một cách chính thức, nếu không nói rằng còn rực rỡ hơn vua chúa mấy trăm năm triều Lê. Dẫu vậy, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, bộ sử lớn của nhà Nguyễn, vẫn úp mở tiếp tục coi nhà Lê còn tồn tại trên hình thức một triều đình lưu vong cho đến khi vua Gia Long lên ngôi. Khâm định Việt sử thông giám cương mục (quyển 47) chỉ chép đến thời điểm nhà Lê chấm dứt: Nhà Lê trên đây từ Thái Tổ, Mậu Tuất, năm thứ 1 [1418] đến Chiêu Tông, năm Bính Tuất, Quang Thiệu thứ 11 [1526] cộng 9 đời vua gồm 109 năm. Phụ vào đó, Mạc Đăng Dung 3 năm, Đăng Doanh 3 năm, Hậu Lê từ Trang Tông, năm Quý Tỵ, Nguyên Hòa thứ 1 [1533] đến Mẫn Đế năm Kỷ Dậu, Chiêu Thống thứ 3 [1789], cộng 16 đời vua, gồm 257 năm, tổng cộng tất cả là 372 năm. Việc chép sử với thiên kiến như thế khiến khoảng hơn 12 năm (1789-1802) - thời gian nhà Lê đã qua đi nhưng vua Gia Long chưa chính thức lên ngôi hoàng đế - bị gián đoạn. Để trám vào chỗ trống, Khâm định Việt sử thông giám cương mục tường thuật những dật sự về nhóm người lưu vong ở Trung Hoa, những khắc bạc của Thanh triều cho đến khi vì sự độ lượng của tân triều mà hài cốt vua Lê được đem về táng ở Thanh Hóa năm Giáp Tý [1804]. Chính vì một giai đoạn bị bỏ qua và triều đình liên tục tìm cách xóa đi những tàn tích nên khi cần nối lại dòng lịch sử, nhiều nhà nghiên cứu đã phải mượn tài liệu thứ cấp, đa số do người từ bên ngoài chính quyền, không trực tiếp đóng một vai trò nào trong cơ cấu hành chính. Những phục dựng ấy không khỏi bị pha trộn một cách tùy tiện nhiều quan điểm chủ quan, nảy sinh những chi tiết không thể nào kiểm chứng được. Trong chiều hướng mới, để tìm lại một giai đoạn “khuyết sử”, chúng ta phải dựa vào nhiều nguồn khác nhau từ các khu vực riêng rẽ. Trong cùng một thời điểm, trên giải đất nước Việt Nam hiện diện nhiều thế lực địa phương không đồng bộ mà đầy mâu thuẫn, thế lực nào cũng tìm cách liên minh với bên ngoài để gia tăng sức mạnh.

Nhập khẩu/ trong nước

Trong nước

Ngôn ngữ

Tiếng Việt

Loại nắp

Bìa cứng

Loại phiên bản

Phiên bản đặc biệt

Nhà Phát Hành

DT Books

ISBN

9786049569302

Năm xuất bản

2020

Sản Phẩm Tương Tự

*Sản phẩm được thu thập tự động để tiếp thị. Chúng tôi không bán hàng.