Sách Hồi Ức Phú Nhuận - Bìa mềm
1 / 1

Sách Hồi Ức Phú Nhuận - Bìa mềm

4.6
9 đánh giá
7 đã bán

Tác giả: Phạm Công Luận Năm xuất bản: 2023 Kích thước: 15.5 x 23.5 cm NXB Văn Hóa Văn Nghệ Số trang: 350 MỘT CUỐN SÁCH CHO QUÊ NHÀ PHÚ NHUẬN Cách nay gần mười năm, tôi được đọc cuốn “Đa Kao trong tâm tưởng” của tác giả Vĩnh Nhơn, in ở Canada. Đây là cuốn hồi ức được

339.000₫
-12%
298.320
Share:
Nhà xuất bản Tổng Hợp TPHCM

Nhà xuất bản Tổng Hợp TPHCM

@nxbtonghoptphcm
4.9/5

Đánh giá

1.749

Theo Dõi

4.207

Nhận xét

Tác giả: Phạm Công Luận Năm xuất bản: 2023 Kích thước: 15.5 x 23.5 cm NXB Văn Hóa Văn Nghệ Số trang: 350 MỘT CUỐN SÁCH CHO QUÊ NHÀ PHÚ NHUẬN Cách nay gần mười năm, tôi được đọc cuốn “Đa Kao trong tâm tưởng” của tác giả Vĩnh Nhơn, in ở Canada. Đây là cuốn hồi ức được tác giả viết bằng giọng văn chân thành giản dị, viết như thủ thỉ bên tai người đọc những chuyện kể về một khu đô thị nhỏ thuộc Sài Gòn cũ mà tác giả sinh ra và lớn lên trước khi ra nước ngoài sống. Cuốn sách này là một gợi ý thú vị khi tôi đang viết sách về chủ đề Sài Gòn xưa. Tôi bắt đầu suy nghĩ về đề tài và tìm hiểu tư liệu, xác định ít ra có thể viết về bốn khu vực đô thị ở Sài Gòn – Gia Định thời trước. Đó là những khu vực có nhiều người sinh sống lâu đời, có những di tích kiến trúc cổ, có những câu chuyện của những gia đình cố cựu, của những người dân từng chứng kiến bao nhiêu cuộc thăng trầm đi qua xóm phố của họ... Ở đó cũng có nhiều quán xá lâu đời có phong vị riêng, có nhiều nhân vật nổi tiếng một thời đến cư ngụ và để lại những giai thoại, kỷ niệm ở đó. Ban đầu, tôi tiến hành viết vể khu vực Chợ Lớn từ năm 2017, nhưng do nhiều lý do, mãi đến gần đây mới tạm xong bản thảo. Cuốn sách tôi thực hiện xong trước là cuốn sách dày hơn 300 trang ”Hồi ức Phú Nhuận” được giới thiệu ở đây, viết về khu vực Phú Nhuận, gói gọn trong ranh giới một quận là nơi tôi sinh ra, lớn lên và đang sống. Hồi tôi còn nhỏ, Phú Nhuận là trung tâm của quận Tân Bình thuộc tỉnh Gia Định, áp sát đô thành Sài Gòn. Nơi đây có Lăng mộ của phó tổng trấn Gia Định thành Trương Tấn Bửu, lăng các danh thần nhà Nguyễn như Võ Di Nguy, Võ Tánh... Thời Pháp thuộc, giới nhà giàu người Pháp chạy xe song mã đi dọc con đường Phan Đăng Lưu bây giờ trong buổi sáng sớm còn hơi sương đến tìm không khí mát mẻ của nông thôn nước Pháp, dân thích làm ăn thì tìm cách thử nghiệm trồng cây cao su dọc theo đường Nguyễn Kiệm bây giờ, khi nó chưa xuất hiện ở đất nước này, người thích giải trí thì đến mấy nhà hát cô đầu trên đường Phan Đình Phùng ngày nay... Từ 1954 đến 1975, Phú Nhuận phát triển nhanh, có nhà hàng bò bảy món lừng danh Ánh Hồng, có nhiều quán phở ngon như Bắc Huỳnh, Quyền, Tàu Bay Phú Nhuận, có trung tâm thể dục thẩm mỹ của ông “Kiến càng” Nguyễn Thành Nhơn, là nơi xuất phát của hai đại ban cải lương là Thủ Đô và Hương Mùa Thu, có nhiều lò võ nổi tiếng... Không gian những năm 1960 ghi dấu những con đường thân thương qua lại hằng ngày thời ấu thơ, từ Võ Di Nguy, Nguyễn Minh Chiếu, Trương Tấn Bửu, Võ Tánh, Lê Tự Tài, Cách Mạng... Là ngôi trường tiểu học Võ Tánh, Quốc Anh, Thánh Thomas, Đạt Đức... Là những hàng quán, tiệm mì... Trong phần mở đầu chương DẬP DÌU TÀI TỬ GIAI NHÂN trong sách, tôi viết: “Vùng đất này không phải là vùng dân cư có tỷ lệ người sang trọng, giàu có cao như nhiều khu vực ở quận 1, quận 3 hay quận 5… nhưng ở đây có cuộc sống khá êm đềm, vị trí nhiều thuận tiện cho cư dân. Phú Nhuận nằm sát đô thành Sài Gòn, chỉ cần băng qua một cây cầu là bước vào quận 1, quận 3 để đi làm, đi diễn hay đến các tòa báo trong bán kính vài cây số. Phú Nhuận nằm giữa tuyến đường từ Sài Gòn đến sân bay Tân Sơn Nhứt và khu trồng trọt Gò Vấp, Hóc Môn. Vùng đất này từ xưa có nhiều biệt thự dọc theo đường từ sân bay ra Sài Gòn, có cả sân golf nên còn nhiều khoảng xanh mát mẻ, lại là vùng đất cao nên không bị ngập, đào giếng dễ dàng có nước trong để dùng. Dân cư Phú Nhuận không cần đi chợ xa để lo bữa cơm mỗi ngày vì đã có chợ Phú Nhuận khá phong phú từ thức ăn cho bữa cơm đến hàng quà vặt, sau đó là chợ Ga hay chợ Lò Đúc. Nếu nhu cầu cao hơn, chỉ cần qua cầu Kiệu là đến khu Tân Định sầm uất, qua vài cây số là sang chợ Bà Chiểu, khu ăn uống đường Nguyễn Văn Học (nay là Nơ Trang Long). Dọc đường Võ Di Nguy (nay là Phan Đình Phùng) và một số đường khác trong vùng có hệ thống cửa hàng dịch vụ lâu đời của người Hoa và người Việt. Từ xưa ở đây đã có nhà thuốc Ông Tiên lớn nhất Đông Dương, các tiệm giặt ủi, tiệm nước, tiệm mì hủ tíu, tiệm thuốc Bắc, rạp hát….

Nhập khẩu/ trong nước

Trong nước

Ngôn ngữ

Tiếng Việt

Loại nắp

Bìa mềm

Loại phiên bản

Phiên bản thông thường

Nhà Phát Hành

NXB Văn Hóa Văn Nghệ

ISBN

8932000134367

Năm xuất bản

2023

Sản Phẩm Tương Tự

*Sản phẩm được thu thập tự động để tiếp thị. Chúng tôi không bán hàng.