Sách Hát (Sách đoạt giải Tiểu thuyết Việt Nam Hội Nhà Văn)
1 / 1

Sách Hát (Sách đoạt giải Tiểu thuyết Việt Nam Hội Nhà Văn)

0.0
0 đánh giá

Hát Nhà xuất bản : NXB Hội Nhà Văn. Công ty phát hành : Phương Nam Book. Kích thước : 13 x 20.5 cm. Tác giả : Trần Nhã Thụy. Số trang : 297. Ngày xuất bản : 08-2014. Loại bìa : Bìa mềm. HátKỷ là một người đàn ông ngoài bốn mươi, nghỉ công việc c

51.000
Share:
Nhà Sách Phương Nam

Nhà Sách Phương Nam

@nhasachphuongnam
4.8/5

Đánh giá

15.543

Theo Dõi

6.475

Nhận xét

Hát Nhà xuất bản : NXB Hội Nhà Văn. Công ty phát hành : Phương Nam Book. Kích thước : 13 x 20.5 cm. Tác giả : Trần Nhã Thụy. Số trang : 297. Ngày xuất bản : 08-2014. Loại bìa : Bìa mềm. HátKỷ là một người đàn ông ngoài bốn mươi, nghỉ công việc của một kĩ sư tại cơ quan nghiên cứu sau khi đã dành tiền gửi ngân hàng đủ sống qua ngày. Dịp tình cờ anh nghe được mẹ con nghệ nhân ca trù là bà Huệ và Xuân Nương hát trên phố. Anh thích, nảy ra ý định học hát ca trù. Câu chuyện mở đầu như thế. Và độc giả theo Kỷ, không phải học ca trù, không phải khám phá và học hỏi những giá trị nghệ thuật của bộ môn này, mà quan sát lại chính xã hội chúng ta đang sống. Hát mượn cái nền âm nhạc, những câu hát của mọi thể loại, phản ánh hầu như mọi khía cạnh trong mối quan hệ giữa người và người. Trong đó, những tình bạn trân trọng, những tình yêu tiếc nuối, những yêu quý vô tư, những lợi dụng nực cười… xoay quanh cuộc sống của Kỷ, nhân vật chính, cũng là người kể chuyện.Đánh giá của KOMO Một câu chuyện có nhân vật chính, độc giả dõi theo cuộc đời anh ta, đi qua những sự kiện, quen biết và gặp gờ nhiều nhân vật khác, đó là cấu trúc của một cuốn tiểu thuyết. Nhưng Hát không giống bất cứ cuốn tiểu thuyết hư cấu nào. Nó không kể chuyện nhân vật chính, mà thông quanh anh ta, kể cho chúng ta nghe nhiều câu chuyện khác hơn, phản ánh những vấn đề mà chúng ta có thể gặp hằng ngày chung quanh mình. Qua Kỷ, người đọc gặp bà Huệ khao khát sống bình yên nhưng nghiệp ca hát đưa bà và cô con gái Xuân Nương đi đi lại lại nhiều nơi, biểu diễn cho nhiều người. Nhưng họ chẳng được hưởng công xứng đáng với cái đẹp họ đang cống hiến, thậm chí dẫn đến hậu quả càng đau lòng hơn mà dù Kỷ có yêu quý họ, dốc lòng dốc sức ra sao vẫn không giúp đỡ nổi. Những người bạn của Kỷ, từ sơ giao đến thân thuộc, tiêu biểu cho những lớp người trong xã hội. Đại gia Hoàng giàu có, việc kinh doanh ổn định, của cải xài không hết, vẫn lao tâm khổ não với các vụ làm ăn vặt vãnh bởi vì “đời người chẳng bao giờ được yên ở những lúc tưởng như đã yên”. Mặt khác, ở đời, đôi khi ta gặp những người bạn nực cười cho tới lúc ta phải đổi luôn cả số điện thoại. Sinh, con người của văn hóa, yêu sách, yêu nghệ thuật và cho là mình rất có gu. Sinh không bao giờ chịu ăn hay uống ở một quán có bán cả đồ ăn thức uống. Sinh chỉ mời Kỷ ăn ở quán phở bên đường xong lại sang kia đường uống café. Bởi vì anh ta quan niệm, làm một cái không chuyên chú thì chả đâu vào đâu. Nhưng người đọc, thông qua những cú điện của Kỷ, lại thấy Sinh hết xuất hiện ở dự án nghệ thuật này lại mời gọi bạn bè đầu tư dự án văn hóa khác, chẳng dự án nào đi đến kết quả. Một người bạn ăn xổi như thế, sớm muộn cũng trở mặt với con người ù lì như Kỷ và khiến anh phải vứt sim cắt đứt liên lạc.

Nhập khẩu/ trong nước

Trong nước

Sản Phẩm Tương Tự

*Sản phẩm được thu thập tự động để tiếp thị. Chúng tôi không bán hàng.