Sách - Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông TK XII
Sách - Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông TK XII
1 / 1

Sách - Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông TK XII

5.0
6 đánh giá
2 đã bán

Tác giả: Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm NXB: Hồng Đức Số trang: 315 Khổ sách: 16 x 24c m Năm phát hành: 2019 Thể loại: Biên khảo sử liệu Đơn vị phát hành: DT Books Việt Nam thế kỷ XIII: Chính quyền phong kiến Việt Nam bấy giờ là một chính quyền tập trung chứ không phải là

118.300
Share:
Dtbooks

Dtbooks

@dtbooks
4.9/5

Đánh giá

219

Theo Dõi

507

Nhận xét

Tác giả: Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm NXB: Hồng Đức Số trang: 315 Khổ sách: 16 x 24c m Năm phát hành: 2019 Thể loại: Biên khảo sử liệu Đơn vị phát hành: DT Books Việt Nam thế kỷ XIII: Chính quyền phong kiến Việt Nam bấy giờ là một chính quyền tập trung chứ không phải là phân tán như nhiều quốc gia châu Âu. Nó cũng không giống với chính quyền tập trung đang ngắc ngoải của Nam Tống. Sau khi chấm dứt được tình trạng hỗn chiến cát cứ cuối thời kỳ Lý, vương triều Trần đã xây dựng được một chính quyền tập trung mạnh mẽ. Đời sống của nhân dân được ổn định, mức sản xuất phát triển. Vào lúc Đế quốc Mông Cổ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược, mâu thuẫn giữa giai cấp phong kiến Đại Việt và nông dân còn được hòa hoãn, chưa phải đã phát triển đến mức độ gay gắt. Đứng trước cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù, giai cấp phong kiến Đại Việt đã đoàn kết được toàn dân đứng dậy kháng chiến cứu nước. Toàn bộ các nguồn sử liệu về cuộc chiến Nguyên Mông thế kỷ XIII này rất ít, nếu không nói là hiếm hoi. Muốn nghiên cứu cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam thế kỷ XIII, phải dựa vào hai nguồn sử liệu chủ yếu: sử liệu Việt Nam và sử liệu Trung Quốc. Nhưng cả hai nguồn sử liệu này đều kém phong phú. Dẫu vậy, qua công sức sưu tầm, nghiên cứu, cuối cùng tác giả cũng cho ra đời tác phẩm “Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thế kỷ XIII”. Nêu đầy đủ các chi tiết về ba trận đánh tiêu biểu với quân xâm lược Nguyên Mông. Đọc tác phẩm chúng ta dễ dàng thấy được tình hình đất nước lúc bây giờ và nguyên nhân vì đâu dẫn đến những cuộc chiến tranh đó. Đời sống nhân dân dưới thời nhà Lý quá cực khổ đã dẫn đến chính biến cướp ngôi của nhà Trần, với những gì nhà Trần xây dựng đã trở thành miếng mồi béo bở cho ngoại xâm dòm ngó. Các cuộc xâm lược diễn ra như điều tất yếu. Giai cấp phong kiến đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn này khi đã đoàn kết dân chúng và quân đội thành một khối vững chắc, tựa vai nhau trong các cuộc chiến đấu oanh liệt.Cuộc chiến tranh chống xâm lược Nguyên Mông là một cuộc chiến tranh chính nghĩa và đồng thời là một cuộc chiến tranh tự vệ. Vì vậy, nó có những nét khác biệt với những cuộc chiến tranh giải phóng đất nước và mang một phương châm là “đánh lâu dài”. Với những cuộc chiến lâu dài này sẽ mang đến những tổn thất lớn lao đất nước, tuy nhiên cũng thể hiện được ý chí, tinh thần yêu nước của người dân, không bao giờ lùi bước trước quân thù. Và trong cuộc kháng chiến thần thánh hơn bảy trăm năm trước ấy, dân tộc Việt Nam đã quật ngã bọn xâm lược Mông Cổ, một kẻ thù mạnh và tàn bạo nhất trên thế giới lúc bấy giờ, bảo vệ đất nước vững chắc. Mặc dù sau này, Việt Nam phải trải qua nhiều trận chiến khác, nhưng chính tinh thần chiến đấu bất khuất, tài thao binh của các tướng đời trước đã tạo nên truyền thống anh dũng cho chính dân tộc Việt Nam, để đối đầu với những cuộc chiến sau này. Chiến thắng ngoại xâm thế kỷ XIII để lại cho chúng ta một bài học lớn. Đó là một khi nhân dân đã đoàn kết thành một khối quyết tâm chiến đấu đến cùng để bảo vệ đất nước thân yêu của mình thì có thể chiến thắng bất kỳ kẻ thù nào, dù kẻ thù đó lớn mạnh gấp bao nhiêu lần.

Thương Hiệu
nhiều tác giả

Nhập khẩu/ trong nước

Trong nước

Ngôn ngữ

Tiếng Việt

Loại nắp

Bìa mềm

Loại phiên bản

Phiên bản thông thường

Số giấy phép xuất bản

1372/QĐ-NXBHĐ ngày 29/7/2019

Nhà Phát Hành

Dt Books

Địa chỉ tổ chức chịu trách nhiệm sản xuất

774 Trường Chinh, P.15, Q. Tân Bình

ISBN

9786048982867

Năm xuất bản

2019

Tên tổ chức chịu trách nhiệm sản xuất

Xí Nghiệp In Fahasa

Sản Phẩm Tương Tự

*Sản phẩm được thu thập tự động để tiếp thị. Chúng tôi không bán hàng.