Sách Bà Đại Tá - Võ Trần Nhã
1 / 1

Sách Bà Đại Tá - Võ Trần Nhã

5.0
1 đánh giá

Tác giả: Võ Trần Nhã Khổ sách: 14.5x20.5 cm Số trang: 268 trang Năm xuất bản: 2016 NXB Văn Hóa Văn Nghệ Bà Đại Tá có thể được xem là cuốn hồi ký đầy đủ nhất về người Nữ kiệt miền Đông Hồ Thị Bi. Qua ghi chép của tác giả Võ Trần Nhã, hồi ức của người nữ anh hùng lần

75.000₫
-20%
60.000
Share:
Nhà xuất bản Tổng Hợp TPHCM

Nhà xuất bản Tổng Hợp TPHCM

@nxbtonghoptphcm
4.9/5

Đánh giá

1.749

Theo Dõi

4.207

Nhận xét

Tác giả: Võ Trần Nhã Khổ sách: 14.5x20.5 cm Số trang: 268 trang Năm xuất bản: 2016 NXB Văn Hóa Văn Nghệ Bà Đại Tá có thể được xem là cuốn hồi ký đầy đủ nhất về người Nữ kiệt miền Đông Hồ Thị Bi. Qua ghi chép của tác giả Võ Trần Nhã, hồi ức của người nữ anh hùng lần lượt hiện lên trên trang viết thực sinh động và giàu cảm xúc. Tuổi thơ cơ cực gắn liền với vùng đất nghèo khó đã trui rèn nên ý chí và nghị lực sống của người con gái Mười tám thôn vườn trầu. Chị đi làm thuê, ở mướn để kiếm sống và giúp đỡ gia đình khi chỉ mới mười tuổi, lứa tuổi mà đáng ra chị phải được ở nhà, được yêu thương và đến trường như bao đứa trẻ khác. Song càng khó khăn chị càng quyết vượt qua, càng vất vả chị càng thêm can trường. Rồi chị cũng lấy chồng. Là vợ chồng cũng đồng thời là đồng chí đồng đội lại thêm thấu hiểu được nhau quãng đời cơ khổ vừa trải nên chị rất quý anh. Được tin chồng hy sinh, những tưởng một mình chị với ba đứa con còn thơ bé sẽ gục ngã, nhưng nhờ sự động viên của cấp trên, của đồng đội bên cạnh, chị cam lòng gạt đi những giọt nước mắt yếu đuối để quyết tâm xông pha chiến đấu, giải phóng quê hương. Ngày đất nước trọn niềm vui, chị trở về quê nhà trong niềm phấn khởi khôn cùng. Các con chị đều đã trưởng thành, noi gương mẹ cống hiến sức trẻ để giữ gìn non sông đất nước này. Ở cái tuổi thất thập cổ lai hy song nhìn chị vẫn tràn đầy sức sống và khát khao cống hiến đến cuối cùng. “Tuổi già ít ngủ tôi nằm đêm thao thức – nghĩ một cách công bằng: Con người sống bao nhiêu tuổi, cống hiến bấy nhiêu năm, đồng thời cũng bấy nhiêu năm tháng chịu ơn mọi người, chịu ơn xã hội, chịu ơn cuộc sống! Chịu ơn, biết chịu ơn là cái đức, là cái hậu. Quên ơn,quên nghĩa, tự phụ là thất đức, là đoản hậu. Người Việt Nam bao giờ cũng cho như vậy – tức là sự bội bạc ấy – là không trong sáng, không tốt đẹp. Thật tình tôi đang ở cái tuổi của “gần – đất – xa – trời”; ngày nào chưa “xa – trời” hẳn, tôi vẫn thấp thỏm phập phồng lo ngại cho điều đó – điều nghĩa nhơn đức hậu ấy! Suốt cuộc đời phấn đấu của tôi, tôi vẫn mặn mà cái câu: “Ý Đảng, lòng Dân!”, mà sự thành công trong cuộc đời làm cách mạng của tôi trên căn bản là quán triệt sâu sắc câu thiệu ấy.” (Đại tá Hồ Thị Bi) Có thể nói, bà Hồ Thị Bi với tên gọi thân thương bà Năm Bi đã sống, chiến đấu và cống hiến trọn vẹn nghĩa tình dù ở bất cứ vai trò vị trí nào, xứng đáng với danh xưng “Nữ kiệt miền Đông” mà Bác Hồ đã dành tặng.

Nhập khẩu/ trong nước

Trong nước

Ngôn ngữ

Tiếng Việt

Loại nắp

Bìa mềm

Loại phiên bản

Phiên bản thông thường

Nhà Phát Hành

NXB Văn Hóa Văn Nghệ

ISBN

9786046831358

Năm xuất bản

2016

Sản Phẩm Tương Tự

*Sản phẩm được thu thập tự động để tiếp thị. Chúng tôi không bán hàng.