Phương Ngoại Khán Hồng Trần
1 / 1

Phương Ngoại Khán Hồng Trần

3.0
1 đánh giá
2 đã bán

Phương Ngoại Khán Hồng Trần Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm là đã tận dụng lợi thế của một khách phương ngoại, một người ngoài cõi, để từ nhãn quan đạo Phật, nhãn quan của một người xả tục xuất gia, cung cấp những ý tưởng và giải pháp cho những vấn đề gây ưu tư nhức nhố

199.000₫
-20%
159.200
Share:
Nhà sách Fahasa

Nhà sách Fahasa

@nha-sach-fahasa
4.8/5

Đánh giá

132.952

Theo Dõi

401.450

Nhận xét

Phương Ngoại Khán Hồng Trần Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm là đã tận dụng lợi thế của một khách phương ngoại, một người ngoài cõi, để từ nhãn quan đạo Phật, nhãn quan của một người xả tục xuất gia, cung cấp những ý tưởng và giải pháp cho những vấn đề gây ưu tư nhức nhối của cuộc nhân sinh. Nhưng cũng vì đặc thù của điểm nhìn ấy, độc giả đến với quyển sách này hẳn không thể trông cậy sẽ tìm thấy những giải đáp, khuyên nhủ từ một ông cụ hay một bà lão trải đời, là chứng nhân hay thậm chí nạn nhân của bao cuộc bể dâu. Bạn đọc sẽ chỉ có thể gặp gỡ những suy tư, gợi mở của một nhà sư, với sự hiểu biết uyên thâm và đầy cập nhật về tình hình xã hội, và từ cái điểm nhìn “xa trông dáng núi Lư”, trông rõ toàn cảnh hồng trần nhưng tựa như không chút bám dính bụi trần. Dù thế, trong toàn bộ tác phẩm này, ta không bao giờ bắt gặp một đại sư Thánh Nghiêm với giọng văn mang tính cách khuyên răn chỉ dẫn, mà luôn chỉ là những chia sẻ hết sức cá nhân và rất mực khiêm tốn, phản ánh rõ sự tự ý thức thường trực của tác giả về vị trí của bản thân như một khách phương ngoại, một người ngoài cuộc. Tác giả: Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm được xem là một trong những nhà lãnh đạo tâm linh của thế giới có sức ảnh hưởng rộng lớn nhất, cho đến khi thầy viên tịch vào năm 2009. Còn tạiĐài Loan (Trung Quốc), với vai trò vị sáng tổ của hệ phái Pháp Cổ Sơn, thầy được tôn xưng là một trong “Tứ đại thiên vương”, tức nhóm bốn vị đại sư sáng lập và điều hành bốn cộng đồng Phật giáo có sức tác động to lớn nhất tại nơi này. Vốn là truyền nhân của đại sư Thái Hư – một trong những nhà sư khai sáng đường lối Nhân gian Phật giáo (Humanistic Buddhism) – Pháp sư Thánh Nghiêm luôn tích cực vận động việc phát triển đạo Phật theo đường lối này, tức luôn gắn hoạt động Phật giáo với những mục đích đóng góp thiết thực cho sự tiến bộ và lành mạnh của đời sống cộng đồng. Có lẽ cũng chính vì chủ trương và lý tưởng ấy, bạn đọc khi lướt qua từng trang của quyển sách này đều cảm nhận rõ Pháp sư đã luôn dõi sát theo từng biến động của thế cuộc nhân sinh, không chỉ tại Đài Loan, mà dường như ở tầm nhân loại. Bởi sự hiểu biết ấy chính là cửa ngõ để những góc nhìn Phật giáo có thể tham gia vào công cuộc chữa lành những vết thương của đời sống thế gian. Trích đoạn sách: Sống chậm Hỏi: Ngày trước, Đài Loan có một lối sống được mọi người hưởng ứng nồng nhiệt đó là “liều ăn nhiều, cắm đầu làm việc mới gặt hái thành công”, người người nhà nhà đều “bán mạng” lao về phía trước, tạo nên đà phát triển thần tốc cho kinh tế Đài Loan. Thế nhưng ngày nay, trong xã hội lại bắt đầu kêu gọi “sống chậm”, khởi xướng một lối sống nhẹ nhàng, ngoài giờ làm việc, nên tạo cho m.ình thời gian tiêu khiển, hưởng thụ. Vậy rốt cuộc thì trong cuộc sống này, con người ta nên tận dụng thời gian một cách triệt để, phát huy cao độ mọi tiềm lực để làm ra đồng tiền, hay chỉ nên hài lòng với cuộc sống vừa đủ? Liệu có sự mâu thuẫn gì giữa hai cách sống này không? Đáp: Bản thân tôi cho rằng, ý nghĩa của hai từ “sống chậm” cũng tương tự như việc thả lỏng, không nên tự tạo căng thẳng áp lực mà chúng ta vẫn thường nghe trong các pháp tu thiền. Nỗ lực cho công việc tới mức liều mạng sẽ tạo nên áp lực cho chính bản thân m.ình, điều này sẽ khiến người ta khó lòng hưởng thụ cuộc sống này thật đúng nghĩa trong mỗi bước đi, điều chỉ có thể cảm nhận được khi người ta sống chậm. Nêu một ví dụ, như khi Thiền sư người Việt Nam Thích Nhất Hạnh hướng dẫn mọi người thực hành thiền tập, Thầy ấy yêu cầu mỗi hành giả phải chầm chậm trải nghiệm cuộc sống của tự thân, cảm nhận được m.ình qua mỗi bước chân đi, biết tận hưởng trọn vẹn mỗi mỗi bước chân của m.ình trong suốt quá trình đi ấy. Trong cuộc sống này, chúng ta thấy có không ít người tạo cho m.ình áp lực từ cuộc sống đến mức thành bệnh, như là tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp… Nếu khéo sử dụng phương pháp thiền tập vào cuộc sống, sẽ giúp người ta điều tiết nhịp điệu cuộc sống, giải phóng bớt áp lực, từ đó giúp bản thân được nhẹ nhàng, tâm tình được ôn hòa. Và khi làm được như vậy, ta sẽ lại nhận ra cuộc sống có ý nghĩa, công việc cũng có hiệu quả hơn. Tôi vẫn thường nói “công việc cứ nên tranh thủ, song không nên nôn nóng”, tranh thủ hoàn toàn không có nghĩa là phải cứ ngóng trông, mong đợi để tự m.ình tạo áp lực cho m.ình. Thường khi mọi người nghe nói “tranh thủ” là tay chân luống cuống, trong lòng bồn chồn, hơn nữa lại cho rằng phải như vậy mới là tranh thủ. Nhưng nếu hiểu “tranh thủ” là như vậy thì tôi tin chắc là kết quả sẽ khó lòng mà được như m.ình mong đợi. Chậm một chút, có khi lại cho ra kết quả tốt hơn nhiều. Tôi có một đệ tử đang học tại Đại học Columbia. Khi ấy tôi cũng đang tại Mỹ, vậy nên cô ấy phát tâm làm thị giả cho tôi. Mỗi ngày, trước khi đi học, cô chuẩn bị bữa sáng và bữa trưa cho tôi, còn bữa tối thì sau khi tan học về mới nấu. Nếu quan sát sẽ thấy, vị đệ tử của tôi vào mỗi buổi sáng khi chuẩn bị thức ăn, mỗi một hành động đều rất chậm rãi, khoan thai, cứ như người đang rảnh rang không có gì vội vã, song hiệu quả công việc lại rất tốt. Từ đó có thể thấy, động tác chậm giúp người ta kiểm soát được sự chính xác của hành động, đồng thời hiệu suất công việc lại cao. Tôi quan sát thấy trong một giờ đồng hồ, cô ấy làm được rất nhiều công việc. Thực tế đó cho thấy, việc chậm tiết tấu lại hoàn toàn không có nghĩa là sẽ làm giảm hiệu suất công việc. Có lần tôi hỏi cô ấy “Con làm việc cứ thong thả như vậy sao trong một giờ lại làm được nhiều việc vậy?” Cô ấy đáp “Bạch Thầy, con không làm nhanh được, nhanh là con sẽ rối, không làm được gì hết, cứ thong thả nhưng mấu chốt là con biết trong mỗi phút của một giờ ấy con phải làm việc gì.” Điều thú vị là, tôi cũng có một vị đệ tử khác, cô này thì tính cách trái ngược với cô kia, suốt ngày làm cái gì cũng vội vội vàng vàng, đến như quét nhà cũng vội vội vàng vàng. Nhưng vì vội vàng nên làm cái gì cũng không kỹ, quét nhà thôi cũng không sạch. Vì vội nên đông một chổi tây một chổi, làm bụi bay hết cả lên tường, rốt cuộc rồi thì sàn không sạch mà tường cũng dơ. Mỗi lần nhận việc là mỗi lần cắm đầu bán mạng, nhưng rồi rốt lại hiệu quả công việc lại chẳng đâu ra đâu. Từ đó có thể thấy, sống chậm không mâu thuẫn, xung đột gì trong việc phát huy hiệu suất, phát triển tiềm lực, trái lại có khi nhờ sống chậm mà hiệu suất được thêm cao, tiềm lực được phát triển triệt để. Mượn câu nói cũ, tặng quý vị cùng tham khảo: “Công việc cứ nên tranh thủ, song không nên nôn nóng”. Mục lục: TỰ MÌNH TRƯỞNG THÀNH Sống chậm Cảnh tùy tâm chuyển, đổi bại thành thắng Làm sao để thật sự hiểu được m.ình Trách nhiệm với bản thân Kế hoạch cho đời m.ình Muốn tự tại thì phải khéo buông tay Cẩn thận nhưng đừng lo lắng Xả vai trước khi đi ngủ Sửa mặt liệu có đổi được mệnh? Tình yêu chiếm hữu Tình yêu không phải là tất cả Đừng vì yêu mà mù quáng Yêu có điều kiện là tiền đề của khổ đau Đừng một tay hai cá Có nhất thiết phải kết hôn không? Phước báo trong việc kiếm tiền Trí tuệ để xử lý các mối quan hệ nơi làm việc Hãy để ai cũng có cơm ăn Người càng bận rộn càng có nhiều thời gian Tâm định thì việc không loạn Thận trọng không có nghĩa là bất tài Chuyển điểm yếu thành thế mạnh Tuân thủ luật chơi của tập thể Người già cũng là tài sản quý của công ty Việc gì cũng ôm lấy thì chỉ có chết trong đống việc Làm bạn với đối thủ cạnh tranh Dũng cảm đối mặt nghèo khó Giải quyết tốt mối quan hệ giữa người với người Được mất cách nhau trong một niệm Nhẫn nhịn để trui rèn bản lĩnh Đừng mù quáng thay đổi nghề nghiệp khi vào tuổi trung niên Phải chăng mọi việc đều suy khi người đến tuổi trung niên? Tuổi trung niên không phải là miếng sandwich Tuổi già cũng nên tự lo cho m.ình Chuẩn bị cho đời sống tuổi già Bói toán, cầu cơ có đáng tin? Diễn tròn vai trên sân khấu cuộc đời GẮN KẾT XÃ HỘI Đừng tham lam, gian lận Nhìn thấu sự bịp bợm của các nhóm lừa đảo Đừng từ bỏ chính m.ình Nhìn nhận cho rõ xem có thật sự cần không Hành thiện bằng cách mua vé số Có thể đùa với thần thánh chăng? Cai nghiện bằng thiền tập Thấu hiểu để đón nhận người bệnh Đối xử tốt với người đi xuất khẩu lao động Sống với hàng xóm không thân thiện Nhẫn nhịn sinh phúc báo Học trò cá biệt mới là tài liệu sống Quan ngại về dự luật cho nữ sinh nghỉ thai sản Đưa người bị gạt ra lề xã hội về lại trung tâm Đừng chỉ tạo dựng sự tự tin bằng chỉnh sửa sắc đẹp Đừng tùy tiện vứt bỏ chó nuôi Ngày lễ không phải là để vui chơi Cấm kỵ trong tháng cô hồn Cai ốc lá để hành thiện Ai ai cũng là cảnh sát bảo vệ môi trường Để hận thù lại quá khứ Bảo vệ môi trường tâm linh để hóa giải thù hận Mạnh tay xóa sổ hận thù Mạnh dạn đến làm tình nguyện viên ở những quốc gia nghèo khó GẮN KẾT GIA ĐÌNH Làm cha mẹ càng sớm, càng gặp lắm chông gai Đã mang thai thì không ly hôn Hãy để con cái đi con đường của riêng chúng Mang tâm Phật nuôi dạy con trưởng thành “Con không phải là tên vô lại nhỏ” Hãy biết động viên thay vì trách mắng con cái Tôn trọng ý muốn của con trẻ Bi kịch của những “ông trời con” Tại sao giới trẻ đắm chìm trong không gian mạng? Hòa giải mâu thuẫn thế hệ trong cách nuôi dạy trẻ Nghề nghiệp nào cũng có thể thành công Gánh nặng của người già phải chăm cháu nhỏ Đừng bắt người già phải vào vai bảo mẫu Đừng hắt hủi khi con là người đồng tính Người độc thân có nên nhận con nuôi? Gia đình “liên hợp quốc” của những người không cùng huyết thống Người chồng ở nhà làm nội trợ không có gì đáng xấu hổ Phước báo từ công việc nội trợ Bạo lực gia đình có phải nghiệp báo từ kiếp trước? Tại sao đã thành vợ thì không còn là tri kỷ? Ngoại tình sẽ hủy hoại một gia đình “Mua vợ ngoại” cho con không phải là giải pháp Hãy cảm ơn những người vợ nước ngoài Tái hôn khi tuổi xế chiều Để lại gia tài “công đức” cho con Mẹ cha là Phật trong nhà Hãy chấp nhận người cha vô trách nhiệm Thông cảm cho mớ “gia bảo” lỉnh kỉnh của người già VIỆC SINH TỬ Mỗi người được sinh ra là để giải quyết những vấn đề Sinh lộ của niềm hy vọng Đạo đức học về nhân bản vô tính Phá thai tương đương tội giết người Đừng chỉ sinh con mà không dạy con Có nên sinh nhiều con không? Đừng bắt con phải chết theo m.ình Phương pháp giảm trừ trầm cảm Chớ vì tình mà kích động giết người Xin đừng vứt bỏ vật nuôi Cảm thông với người phạm ác nghiệp Tội làm tổn thương động vật Không nên tiếp tục mặc lông thú Dùng lòng từ bi chăm sóc thú vật Phóng sinh mù quáng đồng nghĩa với sát sinh Để sinh mạng loài vật thuận theo lẽ tự nhiên của chúng Phương pháp phòng tránh ung thư Có thể thay mặt người chết đem hiến tạng hay không? Thông báo thế nào cho một người về bệnh tình của họ? Nên sớm lập di chúc Biện pháp an táng tốt nhất Cầu nguyện giúp con người dũng cảm trước tai ương Sống không nổi nữa? Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hàng chính hãng

Công ty phát hành

Thái Hà

Phương thức giao hàng Seller Delivery

Nhà bán giao hàng cho khách hàng

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Lao Động

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan

*Sản phẩm được thu thập tự động để tiếp thị. Chúng tôi không bán hàng.