Phê Phán Lý Tính Thuần Túy (Trọn Bộ 2 Tập)
1 / 1

Phê Phán Lý Tính Thuần Túy (Trọn Bộ 2 Tập)

5.0
1 đánh giá
1 đã bán

Nhà xuất bản: Văn Học Kích thước: 16 x 24 cm Tác giả: Immanuel Kant Số trang: 1262 Dịch giả: Bùi Văn Nam Sơn Loại bìa: Bìa cứng “… Trong tất cả những tác phẩm của Bacon, Descartes, Hobbes, sau đó của Pascal, Leibniz, Locke, Hume, Rousseau, các tác phẩm của Ficht

450.000
Share:
Nhà Sách Hà Nội

Nhà Sách Hà Nội

@banhangsachhanoi
4.9/5

Đánh giá

609

Theo Dõi

1.197

Nhận xét

Nhà xuất bản: Văn Học Kích thước: 16 x 24 cm Tác giả: Immanuel Kant Số trang: 1262 Dịch giả: Bùi Văn Nam Sơn Loại bìa: Bìa cứng “… Trong tất cả những tác phẩm của Bacon, Descartes, Hobbes, sau đó của Pascal, Leibniz, Locke, Hume, Rousseau, các tác phẩm của Fichte, Hegel, Nietzsche và tiếp theo đó của Frege, Russell, Heidegger và Wittgenstein, không có tác phẩm nào đã làm thay đổi và gây ảnh hưởng sâu đậm lên triết học cận và hiện đại Tây phương hơn “Phê phán lý tính thuần túy” (…) Mọi người đều cùng một nhận xét: kẻ nào nghiên cứu “Phê phán lý tính thuần túy”, kẻ đó đã đến tận gốc rễ của triết học…” (Thái Kim Lan, Dẫn luận). Nhận xét về Immanuel Kant (1724-1804), triết gia J. Hirschberger đã viết như sau: “Kant được xem là triết gia Đức lớn nhất, hơn nữa là triết gia lớn nhất của thời cận đại (Neuzeit), là triết gia của nền văn hóa tân thời (moderne Kultur) và của nhiều lĩnh vực khác nữa. Dù người ta có đánh giá Kant gì đi nữa, điều không thể chối cãi là ít nhất Kant đã nâng triết học Đức tiến lên một giai đoạn mới. Danh tiếng của ông đẩy lùi tất cả những gì đi trước vào bóng tối và tỏa sáng lên những gì đi sau.” Trong tòa nhà triết học của Kant, cuốn Phê phán lý tính thuần túy này được xem là tác phẩm chính yếu, đồng thời cũng là tác phẩm nền tảng của triết học cổ điển Đức, danh tác bất hủ của văn hóa Tây phương và thế giới – lần đầu tiên được nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn dịch đầy đủ sang tiếng Việt và được chú giải công phu nhân kỷ niệm 200 năm ngày mất (1804-2004) và 280 năm ngày sinh (1724-2004) của triết gia. Phê phán lý tính thuần túy là chỗ kết tinh những nhận định có tính phê phán đối với nhiều trào lưu triết học trước đó (từ Platon cho tới Christian Wolff), đồng thời là điểm xuất phát và điểm quy chiếu của triết học cổ điển (duy tâm) Đức (Fichte, Schelling, Hegel) và có ảnh hưởng sâu đậm đến sự phát triển của triết học và khoa học Tây phương cho đến ngày nay. Tác động của nó vượt ra khỏi lãnh vực chuyên môn của triết học. “Hai đặc điểm nổi bật của tác phẩm là: một mặt, việc phê phán Siêu hình học cổ truyền đã làm rung chuyển cơ sở siêu hình học-thần học của thế giới quan truyền thống và do đó, là diễn đàn của “lý tính con người” buộc mọi thứ phải phục tùng sự “kiểm tra và phê phán tự do và công khai”. Mặt khác, tác phẩm phát triển những tiền đề cơ bản để nhận chân quyền tự do và tự trị của con người với tư cách là sinh vật có lý tính, tạo cơ sở cho sự tự-nhận thức về mặt đạo đức và pháp quyền của xã hội hiện đại.” Phê phán lý tính thuần túy khảo sát toàn bộ nhận thức của con người, không chỉ trong phạm vi lý thuyết của tư duy mà cả trong phạm vi thực hành của hành vi con người. Với Phê phán lý tính thuần túy,Kant muốn bàn về: tri thức con người thuộc loại tri thức nào? Con người có thể biết những gì và không thể biết những gì? Kant viết Phê phán lý tính thuần túy để vạch giới hạn cho lý trí con người, với mục đích chứng tỏ cho con người biết không thể dùng tri thức khoa học là sản phẩm của kinh nghiệm để đạt tới những đối tượng của Siêu hình học.

Loại phiên bản

Phiên bản thông thường

Nhập khẩu/ trong nước

Trong nước

Ngôn ngữ

Tiếng Việt

Tên tổ chức chịu trách nhiệm sản xuất

Đang cập nhật

Loại nắp

Bìa cứng

Nhà Phát Hành

Cửu Đức

Sản Phẩm Tương Tự

*Sản phẩm được thu thập tự động để tiếp thị. Chúng tôi không bán hàng.