Nghiên Cứu Về Nguồn Gốc Lễ Vu Lan
1 / 1

Nghiên Cứu Về Nguồn Gốc Lễ Vu Lan

0.0
0 đánh giá
2 đã bán

Vu Lan là một lễ hội có từ lâu đời, đây là một truyền thống hết sức nhân văn của văn hóa Á Đông, diễn ra ở nhiều nơi như Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Lễ hội này trùng với Tết Trung Nguyên của Nông lịch, do đó từ lâu những người nghiên cứu lịch sử Phật gi

89.000₫
-5%
84.550
Share:
Bamboo Books

Bamboo Books

@bamboo-books
4.9/5

Đánh giá

2.726

Theo Dõi

2.027

Nhận xét

Vu Lan là một lễ hội có từ lâu đời, đây là một truyền thống hết sức nhân văn của văn hóa Á Đông, diễn ra ở nhiều nơi như Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Lễ hội này trùng với Tết Trung Nguyên của Nông lịch, do đó từ lâu những người nghiên cứu lịch sử Phật giáo đều nghĩ rằng đây là một lễ hội có nguồn gốc từ Phật giáo Trung Hoa. Tuy nhiên lễ Vu Lan lại có nguồn gốc từ kinh Vu Lan Bồn, một bản kinh được cho là dịch từ tiếng Phạn, với nội dung chỉ nói về đạo hiếu của con cái đối với cha mẹ, hiện tiền và quá vãng. Do có sự tương đồng và khác biệt như thế, cho nên từ đời Đường trở đi, người ta không ngừng tìm kiếm nguồn gốc của lễ hội cũng như Phạn bản của kinh này, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Trong nghiên cứu này, tác giả Viên Như cũng làm công việc tương tự, nhưng lại đưa ra một kiến giải khác với những gì mà người ta đã bàn luận cả ngàn năm qua, không chỉ về nguồn gốc lễ Vu Lan, mà còn cả nguồn gốc Phật giáo Việt Nam; trong đó có gợi mở ở một góc độ nào đó về nguồn cội một số truyền thống và văn hóa nước ta nữa. Đây là những thông tin, tư liệu mới mẻ giới thiệu với quý thức giả nghiên cứu này, hy vọng rằng tác giả sẽ tìm được sự tán đồng và tán trợ của những người nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam nói riêng, lịch sử nước nhà nói chung. Về việc ra mắt cuốn sách này, tác giả Viên Như chia sẻ: “Tìm về cội nguồn là điều mà bất cứ ai quan tâm tới dân tộc cũng đều mong ước, nhưng để làm được việc đó là một việc làm vô cùng khó khăn, bởi vì quá khứ thì mịt mù, thời gian đã xóa đi tất cả. Cuốn sách này cũng là một mong ước tìm về cội nguồn của dân tộc, nhưng không có tham vọng tìm về cội nguồn xa xôi, nó chỉ giới hạn trong khoảng vài ngàn năm trước mà thôi, có nghĩa là nó vừa là thời kỳ lịch sử, lại vừa lùi xa vào trước lịch sử hay tiền sử trong một khoảng không gian mà ta có thể hình dung được thông qua các kết nối thông tin của khảo cổ học. Thông thường người ta tìm lại quá khứ thông qua những gì được ghi lại trong sách vở hay thư tịch, tuy nhiên cái khó là một sự kiện đôi khi lại được ghi lại mỗi nơi mỗi khác, nó tùy thuộc vào quan điểm, ý thức dân tộc và chính trị của cá nhân hay nhóm người đó, đó là chưa kể người ta còn nhầm lẫn hay cố ý thay đổi cả thời gian, sự kiện và con người nhằm phục vụ những mục đích riêng, cho nên việc này có những giới hạn nhất định. Ở nước ta, sau quá nhiều cuộc xâm lăng trực tiếp và gián tiếp của bên ngoài trải qua hàng ngàn năm, hầu như tư liệu được viết bởi chính người Việt đã bị tiêu hủy thất lạc hay nằm đâu đó trong thư khố của nước ngoài. Ngày nay nhiều sử gia phải cất công tìm kiếm lịch sử của nước mình trong văn khố của các nước ngoài, nhưng cho dù có tìm được thì cũng phải thẩm định nhiều mặt, nói khác hơn độ khả tín của chúng rất ít, chính vì vậy, ngày nay người ta tìm về quá khứ bằng các phương tiện khả dĩ trung thực hơn như nhân học phân tử hay khảo cổ học, những cứ liệu có độ tin tưởng cao hơn. Với suy nghĩ như vậy, cuốn sách này được hình thành từ những khai quật hai lĩnh vực dịch học và chữ Khoa đẩu. Đồng thời đây là lần đầu tiên tôi giới thiệu dịch Liên sơn và Quy tàng, loại dịch mà sách sử Trung Hoa cho rằng có từ thời nhà Hạ và đã thất truyền từ lâu, nhưng lại được tổ tiên nước Việt thể hiện trong nhiều ngôn ngữ khác nhau của nền văn hóa nước Việt. Đặc biệt nó được ghi lại ở đoạn kết truyền họ Hồng Bàng, điều đó cho thấy loại dịch này vô cùng quan trọng đối với người Lạc Việt, bởi vì nó cho ta biết nguồn gốc con người cũng như văn hóa của nước ta đến từ đây; lễ Vu Lan cũng bắt nguồn từ đó. Đây là một việc làm mang tính khai mở, do đó nhất định có nhiều giới hạn, kính mong độc giả góp ý; đồng thời mong được lượng thứ nếu như những gì trình bày không như ý quý vị.” Mục lục: Lời giới thiệu Lời thưa NGHIÊN CỨU VỀ NGUỒN GỐC LỄ VU LAN I. DẪN NHẬP II. DỊCH LIÊN SƠN 連山 VÀ QUY TÀNG 歸藏 LÀ GÌ? 1. Liên – Quy lấy Nhân – con người làm trung tâm 2. Nguồn gốc tự dạng chữ Nhân 人 3. Quẻ đại diện cho Liên sơn và Quy tàng 4. Người Kinh 京 5. Hà – Lạc lấy Thiên – Địa làm trung tâm 6. So sánh giữa Liên sơn, Quy tàng và Hà đồ, Lạc thư 7. Chữ Việt 越 và dịch Liên sơn và Quy tàng 8. Tại sao trên 2000 năm, sau khi nhà Chu bị diệt vong, Trung Hoa không biết dịch Liên sơn và Quy tàng là gì? 9. Lưu ý quan trọng III. BỐI CẢNH VĂN HÓA TIỀN VU LAN BỒN 1. Tết Trung Nguyên 2. Đạo Hiếu IV. DÂN TỘC HÓA VĂN HÓA PHẬT GIÁO 1. Quan hệ giữa đạo Phật và người Việt 2. Sơ đồ Dịch học thể hiện diễn biến của câu chuyện. 3. Xác định thế giới hiện tượng theo sơ đồ dịch học 4. Nguồn gốc từ Vu Lan Bồn 盆蘭盂 5. Ý nghĩa của các từ Vu Lan Bồn 盂蘭盆 6. Duyên khởi lễ Vu Lan 7. Dịch học trong cách dùng tên nhân vật của câu chuyện 8. Dịch học trong các chữ Mục Kiền Liên. -目犍连 63 9. Mục Kiền Liên là gì trong dịch học? 10. Cha Mục Kiền Liên là gì trong dịch học? 11. Mẹ Mục Kiền Liên là gì trong Dịch học? 12. Thiên nhãn thông trong Dịch học 13. Thanh Đề đọa địa ngục 14. Bị treo ngược 15. Mục Kiền Liên xuống địa ngục cứu mẹ 16. Mục Kiền Liên dâng bát cơm cho mẹ 17. Bà Thanh Đề thoát khỏi địa ngục 18. Luân hồi 19. Chưng bính truyện (truyện Bánh chưng, bánh giầy) 20. Lễ Vu Lan ở một số nước 21. Kinh Vu Lan Bồn V. NHÀ CHU, NGƯỜI VIỆT VÀ PHẬT GIÁO 1. Cố định tượng Phật ở phương Nam 2. Phiên âm Buddha thành Bột đà, nói ngắn là Bụt 3. Đổi âm Bột – Bụt thành Phật 4. Đóng dấu quái Ly vào chữ Phật 5. Phiên âm Phạn ngữ J: zagu, K. chwagu, và Tam y tất cả gọi chung là Chù 幬 6. Chuyển âm Phạn ngữ Dhyana thành Thiền 7. Khái niệm chù 幬 trong lịch sử Phật giáo Trung Hoa 8. Chù 幬 biến âm thành chùa 9. Tính tuổi nhà sư 10. Lạc Dương – Hà Nam, vùng đất Trong Nguồn của người Việt 11. Ngôi chùa đầu tiên thời nhà Chu 12. Ý nghĩa của hai điềm báo ngày Phật đản sinh và nhập diệt của nhà Chu …112VI. TRUNG TÂM PHẬT GIÁO LẠC DƯƠNG CÓ TRƯỚC LUY LÂU 1. Về tên Giao chỉ 交 趾 2. Về tên Luy Lâu 累樓 hay Liên Lâu 連樓 3. Về tên các ngôi chùa tại vùng Luy Lâu 4. Các hiện vật khảo cổ liên quan đến sự có mặt của nhà Chu tại Giao Chỉ và Luy Lâu vào thế kỷ thứ II TCN …… 5. Ý kiến về các hiện vật và minh văn 6. Tại sao không dùng niên hiệu vua? 7. Thông tin về nguồn gốc người Việt cổ trong giới tinh hoa của người Việt trong quá khứ VII. KHẢO SÁT KINH VU LAN BỒN 1. Tiểu sử Trúc Pháp Hộ 2. Cấu trúc bản kinh 3. Từ ngữ trong bản kinh 4. Nội dung kinh Vu Lan Bồn 5. Kinh Vu Lan Bồn dịch từ bản kinh nào? 6. Kinh Vu Lan Bồn do ai dịch? 7. Tại sao người Chu – Việt phải kinh hóa câu chuyện Mục Liên cứu mẹVIII. KẾT NGUỒN GỐC HAI TIẾNG QUÊ HƯƠNG 暌 鄉QUẦN THỂ MỘ BỘC DƯƠNG CUỐN VÔ TỰ CHÂN KINH CỦA NGƯỜI VIỆTNGUỒN GỐC CHỮ KHOA ĐẨUGiá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Công ty phát hành

Thái Hà

Ngày xuất bản

2020-07-01 00:00:00

Kích thước

15.5 x 24 cm

Loại bìa

Bìa mềm

Số trang

240

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Hà Nội

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan

*Sản phẩm được thu thập tự động để tiếp thị. Chúng tôi không bán hàng.