Mồi câu cá mập
1 / 1

Mồi câu cá mập

3.6
31 đánh giá
4 đã bán

Cá chép thường sống ở đâu? Đây là loài cá sống rất đa dạng, không kén chọn khu vực sống, chính vì thế, có thể gặp cá chép ở mọi ao, hồ, sông, kênh, lạch… Đặc điểm của cá chép là thích sống ở những vùng nước nông, có độ sâu khoảng 1-2m và đáy sông bằng phẳng, mềm… và t

25.000
Share:
CN FISHING

CN FISHING

@cnfishing
3.8/5

Đánh giá

542

Theo Dõi

957

Nhận xét

Cá chép thường sống ở đâu? Đây là loài cá sống rất đa dạng, không kén chọn khu vực sống, chính vì thế, có thể gặp cá chép ở mọi ao, hồ, sông, kênh, lạch… Đặc điểm của cá chép là thích sống ở những vùng nước nông, có độ sâu khoảng 1-2m và đáy sông bằng phẳng, mềm… và tất nhiên là có những khu vực ẩn nấp như rong, rêu. Đầu mùa hè chính là mua cá chép đẻ, chúng thường chờ nước mưa trút xuống, kéo theo đó là nước lên thì sẽ đi theo dòng nước tìm bải đẻ. Vào những đêm trăng sáng thì cá chép thường ghép thành từng cặp vờn nhau trên mặt nước gần với mép ao hồ, sông… Nếu tinh ý thì bạn thậm chí còn có thể sử dụng vợt để bắt chúng. Đến mùa Thu, những con nước đầy những đàn cái chép con, mà dân dang hay gọi là cá chép tai trâu, những con cá chép con này khá giống cá Diếc nhưng câu khó hơn rất nhiều. Còn những con cá chép to thì lại lẫn trốn ở những khu vực nước sâu, nhưng không phải ở tầng đáy nước. Loài chép này thích những vùng nước mát mẻ, nhiều oxy nên chúng thường chọn những nơi ở dưới bóng râm của cây cối hay dưới những đám bèo, tán bông sen, súng… Cá chép ăn mồi mạnh nhất là vào lúc sáng sớm và chiều tối, khi những ngọn nắng bắt đầu lên hay những tia nắng dần khuất bóng núi. Tuy nhiên, vào ban đêm đi câu cá chép cũng hiệu quả không kém. Bởi vào ban đêm, mọi thứ lặng lẽ như tờ, loài chép sẽ thấy ít nguy hiểm nên cũng không ngần ngại kiếm mồi. Câu cá chép: Có 1 điều khiến cá chép khác với các loài cá khác, chính là chúng rất khôn. Cùng với đó, cá chép không có răng. Nên khi ăn mồi, chúng thường chạm nhẹ vào mồi, cắn nhẹ vài phát để xem thử mồi có ngon hay không, hay có gì nguy hiểm không, nếu cảm thấy an toàn thì mới đớp mạnh. Nếu ngay khi chạm mồi, cá chép thấy nguy hiểm thì ngay lập tức sẽ bỏ mồi và chạy ngay, mà không phải 1 con chạy, mà là cả đàn cũng trốn. Chính vì vậy, dân câu chẳng mấy ai cầu chép bằng mồi lưỡi bình thường. Mà thường câu chép bằng câu lục. ài cá chép thường ăn mồi chìm ở dưới đáy hoặc cách đáy khoảng 15-20cm. Với mồi chìm dưới đáy thì chép sẽ đớp nhẹ để mồi nổi lên rồi sau đó mới đớp gọn. Nếu sử dụng câu thẻo hoặc lưỡi câu một thì nên gắn thêm 1 cục chì neo nhỏ, để làm cho mồi nổi cách đáy khoảng 20-30cm là đạt hiệu quả cao nhất. Và đừng giật cần khi thấy phao chúi nhẹ nhẹ, đợi phao chúi hẳn mới giật. Bởi vì loài cá chép không đớp mồi ngay, mà chúng sẽ rỉa mồi vài cái trước khi quyết định đớp gọn. Nếu câu cá chép bằng lưỡi câu lục thì cái thú câu cá chép mới thực sự hiển hiện. Cần cầm trên tay, nhìn thấy những tăm nhỏ lăn tăn xung quanh điểm thả lưỡi lục thì bắt đầu tim và tay cảm thấy bồi hồi, rồi nửa tiếng trôi qua vẫn thế , vẫn những cái tăm nhỏ quanh quẩn quanh quẩn. Cá chép đang xem xét cái cục tròn đen đen nhọn nhọn kia là cái gì đấy… Đợi hoài đến lúc mỏi tay, thì đột nhiên cái phao lao vút xuống . Lập tức sinh lực hồi phục, giật mạnh cần ngay và lưng cần cong vút, cần giật giật rất mạnh… Và bạn sẽ chỉ nhẹ nhõm khi nhìn thấy con cá chép nổi đầu, bơi nghiêng nghiêng trên mặt nước mà thôi. Để câu lục cá chép thì nên chọn

Sản Phẩm Tương Tự

*Sản phẩm được thu thập tự động để tiếp thị. Chúng tôi không bán hàng.