Lại Tới Mỹ Làm Osin
1 / 1

Lại Tới Mỹ Làm Osin

0.0
0 đánh giá
1 đã bán

Cách đây mấy năm, người đọc đã biết đến một cuốn sách thú vị của một Ô sin Việt Nam thế kỷ XXI, khi bằng một giọng điệu vừa dí dỏm vừa nghiêm túc, tác giả kể lại hành trình mắt thấy tai nghe và những đúc kết, chiêm nghiệm của mình trong chuyến đi làm Ô sin dài ngày tr

90.000₫
-22%
70.000
Share:
NewShop Official

NewShop Official

@newshopvn
4.7/5

Đánh giá

14.766

Theo Dõi

9.725

Nhận xét

Cách đây mấy năm, người đọc đã biết đến một cuốn sách thú vị của một Ô sin Việt Nam thế kỷ XXI, khi bằng một giọng điệu vừa dí dỏm vừa nghiêm túc, tác giả kể lại hành trình mắt thấy tai nghe và những đúc kết, chiêm nghiệm của mình trong chuyến đi làm Ô sin dài ngày trên đất Mỹ. Lần này, với "Lại tới Mỹ làm Ô sin", người viết đã quay trở lại dẫn người đọc đi tiếp cùng mình trên hành trình nhiều bất ngờ và thú vị này. Có thể xem đây là sự tiếp tục một công việc dang dở, muốn nói thêm, giãi bày thêm về những điều mà người viết tự thấy mình cần chia sẻ với độc giả của mình. Ngay đầu sách, tác giả đã tự thú nhận: sự ra đời cuốn sách này được khuyến khích, thúc giục từ những bạn đọc đã đồng cảm với mình khi in tập sách đầu tiên - "Tôi đi làm Ô sin ở Mỹ". Như vậy là viết cho mình mà cũng là viết cho người khi nhận ra rằng những thông tin của mình đã đáp ứng được nhu cầu bạn đọc. Những bạn đọc bên Mỹ, có thực tế nhưng chưa ai viết ra, và những bạn đọc Việt Nam, chỉ nghe về cuộc sống gia đình người Việt ở Mỹ mà thiếu trải nghiệm. Vì đi làm Ô sin, sống với một gia đình, vài đứa trẻ trong gia đình ấy, cái nhìn của tác giả qua hai đầu sách đi theo những thay đổi của họ gắn liền với diễn biến thời gian của cuộc sống cùng những đổi thay diễn ra trong phạm vi khuôn khổ những gia đình. Nếu ở tập trước, câu chuyện hướng nhiều về chuyện thai nghén, sinh nở, nuôi nấng em bé, xây dựng những nền tảng ban đầu thì lần này, cái nhìn tác giả được mở ra rất nhiều với những quan sát và ghi chép rộng trên nhiều lĩnh vực. Ngoài lời thưa đầu sách và một vài chương cuối, trọng tâm cuốn sách nằm ở mục "Những chuyện ít thấy ở bên mình". "Những chuyện ít thấy ở bên mình" với 30 câu chuyện nhỏ, tác giả rủ rê người đọc, hé mở cánh cổng ngôi nhà để đi ra với thế giới bên ngoài. Chọn lối kể chuyện lan man, cấu trúc phần này cũng khá tự do khi thoắt đi thoắt về giữa những đề tài khác nhau trong cuộc sống ở Mỹ mà tác giả quan sát. Từ chuyện môi trường đến nạn kẹt xe, từ chuyện giáo dục con trẻ đến cách thức bảo vệ, khuyến khích sự phát triển của chúng, từ mạn đàm về sự tôn trọng tự do cá nhân đến bàn luận về những quy định, chế tài để bảo đảm trật tự xã hội. Không dừng ở lý thuyết suông, chuyện nào cũng được trình bày thông qua các câu chuyện nhỏ, khéo léo gắn liền với sinh hoạt gia đình và các cá nhân cụ thể. Sự lựa chọn nhất quán này giúp cuốn sách tuy đụng đến những vấn đề quan trọng, cốt lõi nhưng lại dễ đọc, dễ chia sẻ và đồng cảm. Khiêm tốn giữ mình đúng vị trí một Ô sin, tác giả đã rất tài tình khi giữ được cân bằng trong một thế lưỡng phân. Một mặt hồ hởi tiếp nhận, một mặt cẩn trọng ngắm nhìn, nửa như muốn nhập cuộc, nửa khác lại phân vân, dè dặt. Đi lại, làm việc tận trời Tây mà lòng cứ trĩu nặng những nghĩ suy về cội nguồn, gốc gác. Và trong thế lưỡng phân ấy, giữa hướng đến và ngoái lại, đằng sau những so sánh, đối chiếu, luận bàn của tác giả là rất nhiều những băn khoăn, mong đợi, kỳ vọng về cuộc sống quê nhà. Những câu chuyện về giáo dục, môi trường, ứng xử với người già là những câu chuyện thú vị nhờ nằm trong trường liên tưởng đó. Ở một vài chương, lực hút ký ức đầy đặn đã kéo hẳn người viết về những kỷ niệm quê nhà. Đây là điểm yếu và cũng là điểm mạnh của tập sách. Yếu vì đôi khi chông chênh, thiếu cân đối. Mạnh vì dũng cảm bỏ qua sự nhắc nhở của lý tính cấu trúc mà chiều theo cảm xúc. Những đoạn viết về khu vườn trẻ thơ, mẹ và người thân, chiến tranh và quê nhà là những đoạn như thế. Tôi cứ hình dung đấy là những buổi chiều dừng chân, ngồi nghỉ ngơi và tư lự một mình của Ô sin trước thềm nhà giữa chuỗi ngày bận rộn đi về theo chân những người còn trẻ. Và không hiểu sao, với tôi, cái " hình ảnh một bà già Việt Nam với chiếc nón lá, tay cầm túi bánh, tay cầm ghi đông xe đạp, đứng giữa dòng người xa lạ." trong một chương của cuốn sách này, lại có gì liên quan thật nhiều đến tác giả. Sau "Tôi đi làm Ô sin ở Mỹ", lần này "Lại tới Mỹ làm Ô sin" thực ra là cách tiếp tục một hành trình. Chúng tôi trân trọng mời độc giả cùng chia sẻ với người viết về cuộc hành trình vừa hăm hở hội nhập vừa nhiều tự vấn này. - Đạo diễn Trương Vũ QuỳnhGiá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Công ty phát hành

Công ty Văn hóa Hương Trang

Ngày xuất bản

2019-01-01 00:00:00

Kích thước

12.5 x 20.5

Loại bìa

Bìa mềm

Số trang

226

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Đà Nẵng

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan

*Sản phẩm được thu thập tự động để tiếp thị. Chúng tôi không bán hàng.