Kiến Trúc Và Quy Hoạch Hà Nội Thời Pháp Thuộc
Kiến Trúc Và Quy Hoạch Hà Nội Thời Pháp Thuộc
Kiến Trúc Và Quy Hoạch Hà Nội Thời Pháp Thuộc
Kiến Trúc Và Quy Hoạch Hà Nội Thời Pháp Thuộc
Kiến Trúc Và Quy Hoạch Hà Nội Thời Pháp Thuộc
Kiến Trúc Và Quy Hoạch Hà Nội Thời Pháp Thuộc
Kiến Trúc Và Quy Hoạch Hà Nội Thời Pháp Thuộc
1 / 1

Kiến Trúc Và Quy Hoạch Hà Nội Thời Pháp Thuộc

0.0
0 đánh giá
3 đã bán

Trong thời kỳ Pháp thuộc, người Pháp đã mang vào nước ta nhiều loại phong cách kiến trúc. Các công trình cổ điển, hiện đại và dân gian Phương Tây đã tạo cho một số đô thị Việt Nam có bộ mặt đa dạng. Người Pháp cũng đã mang khoa học đô thị vào Việt Nam. Kiến trúc do ng

69.750
Share:
VIETNAMBOOK

VIETNAMBOOK

@vinabook-jsc
4.8/5

Đánh giá

9.900

Theo Dõi

34.345

Nhận xét

Trong thời kỳ Pháp thuộc, người Pháp đã mang vào nước ta nhiều loại phong cách kiến trúc. Các công trình cổ điển, hiện đại và dân gian Phương Tây đã tạo cho một số đô thị Việt Nam có bộ mặt đa dạng. Người Pháp cũng đã mang khoa học đô thị vào Việt Nam. Kiến trúc do người Pháp để lại là một di sản quý trong quỹ kiến trúc của chúng ta. Hà Nội là nơi tập trung nhiều công trình do người Pháp thiết kế và xây dựng nhất. Trong những công trình kiến trúc, chúng ta thấy có sự giao thoa nghệ thuật Đông - Tây, điều này cũng làm cho kiến trúc của Hà Nội thêm nhiều màu sắc, góp phần tạo nên bản sắc của Hà Nội. Việc nghiên cứu mảng kiến trúc Pháp ở Hà Nội nói riêng và trên toàn quốc nói chung còn lẻ tẻ nằm trong những bài báo, nhũng hội thảo và một số luận văn. Cuốn sách "Kiến trúc và quy hoạch Hà Nội thời Pháp thuộc” do Thạc sĩ - KTS Trần Quốc Bảo và PGS - TSKH - KTS. Nguyễn Văn Đỉnh chủ biên, có sự tham gia của TS. KTS Nguyễn Thanh Mai và Thạc sĩ Hồ Nam mà bạn đọc đang cầm trên tay là một công trình khá công phu và toàn diện về những công trình kiến trúc và đề án quy hoạch của người Pháp để lại tại Hà Nội. Hai chủ biên đã có nhiều công trình và bài báo nghiên cứu về kiến trúc Pháp tại Hà Nội nhiều năm qua nên có cái nhìn bao quát, đánh giá đúng đắn những giá trị của quỹ di sản này. Nội dung cuốn sách có những đóng góp quý giá về mặt tư liệu như nhiều bản đồ cổ của Hà Nội từ giữa thế kỷ XIX lấy từ kho lưu trữ của nước Pháp, nhiều số liệu quý Tuy nhiên sự đóng góp có giá trị hơn của các tác giả là những nhận xét về sự biến đổi hình thái học của đô thị Hà Nội trong quá trình can thiệp của người Pháp, những bảng tổng kết khoa học về phân loại các công trình kiến trúc công cộng và phân giai đoạn phát triển của đô thị Hà Nội. Việc nhận định phong cách kiến trúc các công trình công cộng và nhà ở rất có giá trị. Hình ảnh minh họa đẹp. Phần giới thiệu các công trình theo phong cách Art Nouveau và Art Deco làm khá tốt. Đây là vấn đề mà nhiều người trong giới kiến trúc quan tâm tìm hiểu. Tuy chỉ có hơn 100 trang, nhưng các tác giả đã cho chúng fa một cái nhìn đúng đắn về di sản kiến trúc Pháp trong quỹ kiến trúc của Hà Nội, từ đó những cơ quan hữu trách có quan điểm đúng trong việc bảo tồn, tôn tạo di sản này. Cuốn sách rất bổ ích cho việc giảng dạy môn học Lịch sử kiến trúc trong các trường Đại học và rất bổ ích cho các kiến trúc sư, các nhà nghiên cứu nghệ thuật. Xin trân trọng giới thiệu một cuốn sách quý cho bạn đọc! Lời giới thiệuLời nói đầuChương 1. Khái quát tình hình kinh tế - Xã hội HN thời kỳ pháp thuộcChương 2. Những đặc điểm cơ bản của đô thị và thời kỳ pháp thuôcChương 3. Kiến trúc HN giai đoạn 1888 - 1920Chương 4. Kiến trúc thời Pháp thuộc ở HN giai đoạn 1920 - 1945Chương 5. Một số phong cách sáng tác và công trình kiến trúc đáng chú ýTài liệu tham khảoGiá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Công ty phát hành

NXB Xây Dựng

Ngày xuất bản

2022-05-31 14:47:07

Loại bìa

Bìa mềm

Số trang

132

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Xây Dựng

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan

*Sản phẩm được thu thập tự động để tiếp thị. Chúng tôi không bán hàng.