Hạt Giống Bình Bát Cây - Bình Bát Vàng ( nê, hoặc na xiêm) HCT1 - 1 gói 10 hạt
Bình bát hay còn gọi là nê, hoặc na xiêm, tên khoa học là Annona reticulata, một số ngôn ngữ châu Âu gọi là tim bò, tiếng Hindi gọi là sitaphal, tức quả Sita, là một loài thực vật thuộc chi Na (Annona), có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới của Tân Thế Giới (châu Mỹ,bao g
Bình bát hay còn gọi là nê, hoặc na xiêm, tên khoa học là Annona reticulata, một số ngôn ngữ châu Âu gọi là tim bò, tiếng Hindi gọi là sitaphal, tức quả Sita, là một loài thực vật thuộc chi Na (Annona), có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới của Tân Thế Giới (châu Mỹ,bao gồm Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Trung Mỹ và Caribe cũng như các đảo xung quanh). Cây bình bát là cây gỗ nhỡ, sớm hay nửa rụng lá. Thân cao 2 – 5 m, thậm chí đến 10 m. Lá đơn, mọc so le, nhọn hai đầu, có 8 - 9 cặp gân phụ, dài 10–15 cm và rộng 5–10 cm. Hoa vàng, hai vòng cánh, nhiều nhị đực và tâm bì. Quả hình tim (quả kép, như các loại na), mặt ngoài có từng ô 5 góc mở; thịt quả trắng hoặc hơi hồng, ăn được, nhưng không ngon như na hoặc mãng cầu xiêm, vì vị hơi chát, ít ngọt và không thơm. Quả xanh (8 - 12g) thái mỏng phơi khô, sắc uống chữa sốt, tiêu chảy, kiết lỵ, giun sán, nhiễm khuẩn hô hấp. Hạt có tính sát khuẩn. Quả bình bát(na xiêm) ngoài vị ngọt thanh còn chứa: vitamin C giúp chống gốc tự do gây lão hóa sớm; vitamin A giúp da và tóc khỏe, hỗ trợ thị lực; vitamin B6, magnésium, potassium, chất xơ tốt cho hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, có tác dụng lợi tiểu và giảm trầm cảm; có tính giảm co thắt, giảm a xít tại các khớp xương,giúptrị bệnh huyết trắng ở phụ nữ. Phân bố Cây bình bát thường phổ biến ở vùng đất thấp, có khí hậu nóng và ẩm. Loài này thường mọc hoang tại nhiều khu vực trên thế giới như Ấn Độ, Úc và châu Phi. Tại Việt Nam, thường mọc ven bờ kênh, rạch có nước phèn, nước lợ ở Nam Bộ và một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Do chịu được phèn nên có thể làm gốc ghép cho mãng cầu xiêm. Ngoài tác dụng cho quả ăn, cây bình bát còn được trồng để chống được sạt lở bờ đê, kênh rạch, chắn sóng, do cây bình bát lớn nhanh, sống lâu, bộ rễ khá phát triển, rễ ăn xuống theo chiều sâu lẫn vươn xa nên bám chắc rất tốt, đặc biệt sau mỗi lần cắt ngọn, gốc thân và cả bộ rễ càng phát triển. Bình bát trong y học dân gian Toàn cây bình bát có vị chát, có độcđặc biệt là hạt và vỏ thân, có tác dụng sát trùng. Quả xanh có tác dụng làm se, trừ lỵ, trịgiun. Một số bàithuốc : - Nước sắc lá để trịbệnh giun sán hoặc giã nát đắp mụn nhọt, áp xe và loét. - Ăn nhiều quả bình bát, trịđược bệnhkhí hư (huyếttrắng) ở phụ nữ, chứngthiếu máu. - Quả bình bát xanh có chứa nhiều tanin, được sấy khô, nghiền thành bột dùng chữatiêu chảy vàbệnh lỵ. - Vỏ cây giã nát dùng đắp quanh nướu răng để làmgiảm nhức răng. - Nước sắc vỏ cây bình bát được dùng như thức uốnggiải nhiệt. - Hột bình bát từ những quả già, giã nhỏ, nấu với nước làm nước gội đầu (không nên để nước bắn vào mắt), hoặc ngâm quần áo để trừ chí, rận. - Hột bình bát đốt thành tro, trộn với dầu dừa bôi chữatrị ghẻ.
Tên tổ chức chịu trách nhiệm sản xuất
Đang cập nhật
Kiểu đóng gói
Đơn
Địa chỉ tổ chức chịu trách nhiệm sản xuất
Đang cập nhật
Xuất xứ
Việt Nam
Loại thực vật
Hạt giống