Giáo Trình Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin (Dành Cho Bậc Đại Học Hệ Không Chuyên Lý Luận Chính Trị)
Giáo Trình Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin (Dành Cho Bậc Đại Học Hệ Không Chuyên Lý Luận Chính Trị) - Bộ mới năm 2021Giáo trình do PGS.TS. Ngô Tuấn Nghĩa chủ biên, cùng tập thể tác giả là những nhà nghiên cứu, nhà giáo dục có nhiều kinh nghiệm tổ chức biên soạn.Giáo trì
Giáo Trình Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin (Dành Cho Bậc Đại Học Hệ Không Chuyên Lý Luận Chính Trị) - Bộ mới năm 2021Giáo trình do PGS.TS. Ngô Tuấn Nghĩa chủ biên, cùng tập thể tác giả là những nhà nghiên cứu, nhà giáo dục có nhiều kinh nghiệm tổ chức biên soạn.Giáo trình gồm 6 chương:Chương 1 cung cấp những tri thức cơ bản về sự ra đời và phát triển của môn học kinh tế chính trị Mác - Lênin; đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và chức năng của khoa học kinh tế chính trị Mác - Lênin trong nhận thức cũng như trong thực tiễn.Chương 2 cung cấp một cách có hệ thống về lý luận giá trị lao động của C. Mác thông qua các phạm trù cơ bản về hàng hóa, tiền tệ, giá cả, quy luật giá trị, tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, năng suất lao độChương 3 trình bày ba nội dung: 1) Lý luận của C. Mác về giá trị thặng dư, đây cũng chính là nội dung cốt lõi học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác, hòn đá tảng trong lý luận kinh tế chính trị của C. Mác; 2) Tích lũy tư bản (cách thức sử dụng giá trị thặng dư); 3) Phân phối giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh tư bản chủ nghĩa.Chương 4 cung cấp hệ thống tri thức lý luận của V.I. Lênin về độc quyền và độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.Chương 5 cung cấp tri thức lý luận cơ bản về nền kinh tế thị trường mang đặc thù phát triển của Việt Nam, vấn đề quan hệ lợi ích và bảo đảm hài hòa các quan hệ lợi ích trong phát triển ở Việt Nam.Chương 6 cung cấp hệ thống tri thức về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; trong đó đề cập những nội dung cơ bản như: khái quát lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp; khái quát về công nghiệp hóa và các mô hình công nghiệp hóa tiêu biểu; tính tất yếu và nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Đặc biệt, Chương 6 nhấn mạnh đến những quan điểm và giải pháp thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.Để giúp sinh viên nắm chắc và vận dụng các kiến thức đã học, cuối mỗi chương các tác giả tóm tắt lại nội dung của chương và đưa ra các thuật ngữ cần ghi nhớ, vấn đề thảo luận, câu hỏi ôn tập.Giáo trình trang bị cho sinh viên hệ thống tri thức lý luận cốt lõi của kinh tế chính trị Mác - Lênin trong bối cảnh phát triển mới của Việt Nam và thế giới. Trên cơ sở đó, sinh viên hình thành tư duy lý luận, kỹ năng phân tích, đánh giá và nhận diện bản chất của các quan hệ lợi ích kinh tế trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và xây dựng trách nhiệm xã hội phù hợp với bản thân; xây dựng lập trường, ý thức hệ tư tưởng Mác - Lênin, hình thành nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin để có thể hoạt động tốt trong lĩnh vực nghiên cứu lý luận cũng như tham gia các hoạt động quản lý kinh tế - xã hội.