Dây garo y tế loại tốt (Sợi)
Xuất xứ Việt Nam Garo là sản phẩm giúp cầm máu tạm thời với thiết kế là một đoạn dây cao su hoặc dây vải xoắn dùng vào việc thắt chặt các chi để ngừng lưu thông máu từ phía trên xuống phía dưới của vết thương. Thông tin cơ bản về sản phẩm: - Mục đích sử dụng: Garo đ
Song Hạnh Store
@hanhpham1403Đánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
Xuất xứ Việt Nam Garo là sản phẩm giúp cầm máu tạm thời với thiết kế là một đoạn dây cao su hoặc dây vải xoắn dùng vào việc thắt chặt các chi để ngừng lưu thông máu từ phía trên xuống phía dưới của vết thương. Thông tin cơ bản về sản phẩm: - Mục đích sử dụng: Garo được sử dụng để thắt mạch, hỗ trợ trong việc tìm mạch máu dễ dàng hơn. - Chất liệu: Thun cotton, có gai dán - Kích thước: Dây garo tay 28 cm. Dây đùi 65 cm Nguyên tắc đặt garo Nguyên tắc đặt dây buộc vết thương cầm máu là phải ngăn chặn đường đi của động mạch đến vị trí bị thương. Do vậy, việc đặt và băng vết thương ở phía trên vết thương 2 cm -3cm là vị trí chuẩn xác nhất. Lưu ý khi băng vết thương bằng garo, tùy thuộc kích thướng của dây và vị trí của vết thương mà sẽ có những cách băng khác nhau. Tuy nhiên, thông thương, vòng thứ nhất cuốn vết thương sẽ thực hiện với lực và thắt dây vừa phải, vòng thứ hai chặt hơn một chút, vòng thứ ba là chặt nhất vì nó quyết định sự cầm máu vết thương và vòng cuối cùng sẽ hơi nới rộng ra để nhét phần dây còn dư vào. Cảnh báo sử dụng Vị trí buộc garo phải ở ngay sát phía trên phần bị thương và để lộ ra ngoài: Phải đảm bảo chắc chắn rằng quần áo hay bất cứ vật gì khác không thể che lấp dây buộc, làm cho những người tham gia vận chuyển hay các y bác sĩ cấp cứu hoặc tuyến sau khó thấy, có thể bỏ qua không xử lý ưu tiên. Nếu máu thấm qua thì không bỏ cuộn dây cũ mà quấn thêm một lớp dây mới vì nếu tháo ra ngay lập tức máu hoặc độc tố từ vết thương sẽ theo động mạch đi sâu vào thân thể gây nguy hiểm cho tình trạng của bệnh nhân Người bị thương phải được nhanh chóng chuyển về các cơ sở y tế gần nhất để chữa trị: Trong suốt quá trình vận chuyển cứu thương, cứ 1 giờ phải nới lỏng dây một lần và không buộc dây lâu quá 3 - 4 tiếng đồng hồ. Việc nới dây phải được thực hiện từng bước nhẹ nhàng, vừa nới vừa theo dõi sắc mặt của bệnh nhân cũng như quá trình chảy máu ở vết thương, mạch và màu sắc của phần dưới vết thương đã bị buộc. Bấm đồng hồ cho đến khi thời gian nới dây được khoảng 4 - 5 phút đồng hồ hoặc theo dõi thấy người bị thương bị biến sắc mặt, máu vẫn tiếp tục ứa ra thì lại phải nhanh chóng thít chặt dây lại như lúc ban đầu. Chú ý: Khi đặt lại vị trí của dây buộc vết thương, nhất định không được buộc chỗ cũ mà phải dịch lên phía trên hoặc xuống phía dưới vị trí ban đầu một chút Nghiêm túc thực hiện hướng dẫn sử dụng về loại sản phẩm giúp cầm máu này bao gồm cả việc ghi rõ thời gian, ngày giờ buộc chặt vết thương, nới dây lần một, nới dây lần hai cũng như họ tên bệnh nhân để các y bác sĩ tuyến sau có thể dễ dàng theo dõi, tránh chậm trễ ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Đối với những trường hợp khẩn cấp, bệnh nhân cần được chữa trị gấp, khi viết trên garo cần có thêm ký hiệu bằng dải vải đỏ cài vào túi áo trên bên trái là dấu hiện được quy định trong ngành y tế.
Trọng lượng
10g