DÂY COLOA CHÍNH HÃNG YAMAHA THAY CHO NVX
DÂY COLOA CHÍNH HÃNG YAMAHA THAY CHO NVX
1 / 1

DÂY COLOA CHÍNH HÃNG YAMAHA THAY CHO NVX

5.0
1 đánh giá

Dây curoa xe tay ga có nhiệm vụ giống như xích tải trên xe số, được dùng để truyền lực từ máy làm quay bánh xe sau và đẩy xe đi. Đây cũng là bộ phận nhanh xuống cấp bởi phải luôn hoạt động trong môi trường khắc nghiệt - Dây curoa xe tay ga được làm bằng cao su nên có

329.000
Share:
4.8/5

Đánh giá

767

Theo Dõi

845

Nhận xét

Dây curoa xe tay ga có nhiệm vụ giống như xích tải trên xe số, được dùng để truyền lực từ máy làm quay bánh xe sau và đẩy xe đi. Đây cũng là bộ phận nhanh xuống cấp bởi phải luôn hoạt động trong môi trường khắc nghiệt - Dây curoa xe tay ga được làm bằng cao su nên có tính chất rất khác với dây xích làm bằng thép. Môi trường hoạt động của dây curoa là ở trong lốc nồi, khác với sên ở trong hộp chắn sên hay sên trần. Có thể nói kẻ thù lớn nhất của nhông sên dĩa là đất, bùn, cát còn kẻ thù lớn nhất của dây curoa là nhiệt độ cao. - Độ bền của dây curoa xe ga không chỉ phụ thuộc vào quãng đường hoạt động, mà còn phụ thuộc vào thời gian sử dụng xe, quá trình sử dụng và nhiệt độ của bộ phận truyền động. Lực truyền động từ động cơ đến bánh xe chủ động thông qua lực ma sát của dây curoa nên điều kiện làm việc của bề mặt dây curoa rất khắc nghiệt. Ngoài ra, vì làm bằng cao su nên khi xe hoạt động trong thời gian dài thì dây curoa sẽ phải chịu nhiệt cao và liên tục, nhiệt độ càng nóng thì dây curoa càng nhanh hư. Xe tay ga hoạt động lâu ngày sẽ sinh bụi trong hộp đai, là yếu tố làm đai nhanh mòn. Bề mặt bị mòn làm kích thước giữa các bề mặt tiếp xúc nhỏ đi, gây giảm hiệu quả truyền lực, hao tổn nhiên liệu. Đồng thời nhiệt năng sinh ra do ma sát trong quá trình hoạt động sẽ làm chai cứng dần bề mặt dây curoa và dẫn đến tình trạng nứt dây curoa. Khi nào nên thay dây curoa cho xe tay ga? Dây curoa xe tay ga khi nào nên thay mới - 4 (Dây curoa bị giãn và đánh vào lốc nồi) 1. Những dấu hiệu hư hỏng của dây curoa xe tay ga - Xe tay ga đã đi được >15.000 km. - Khởi động xe có tiếng lạch cạch, xe ì, tăng ga lên thì bị trượt côn. - Xe vận hành yếu khi bắt đầu chuyển động, cảm giác nặng, không còn độ bốc. - Khi di chuyển, trong lốc nồi phát ra âm thanh lạ lạch phạch, hoặc tiếng cọ rít. - Hao xăng hơn bình thường. Đây là dấu hiệu dây curoa mất chức năng truyền lực tốt từ bộ nồi trước trước ra nồi sau dẫn đến công hao phí lớn. 2. Cách kiểm tra dây curoa xe ga - Thông thường chúng ta có thể kiểm tra tình trạng của dây curoa xe tay ga bằng mắt thường như sau: + Kiểm tra mặt ngoài của dây: Nếu thấy các vết rạn nứt thì cần thay mới, vì lúc này khả năng chịu lực của dây còn rất kém + Kiểm tra 2 bên hông dây: Hai bên hông dây là bộ phận hoạt động nhiều nhất của dây curoa xe ga. Khi thấy rạn nứt ở hai bên hông như hình thì dứt khoát phải thay dây. + Kiểm tra mặt trong dây curoa: Những răng cao su ở phần bụng dây curoa chuyển động liên tục để truyền động theo vòng tua máy và hoạt động trong môi trường rất nóng, ma sát với hai mặt tiếp xúc của pulley trong một thời gian dài gây ra tình trạng nứt ở các chân của răng cao su. Nếu thấy nứt ít thì dây vẫn còn sử dụng được, khi các vết nứt đã rộng, sâu thì tốt nhất bạn nên thay mới để xe được hoạt động tốt hơn. - Theo khuyến cáo của các hãng sản xuất, bạn nên kiểm tra dây curoa sau 8000km và thay sau 20.000km. Tuy nhiên, việc thay dây curoa có thể diễn ra sớm hoặc muộn hơn tùy vào tình trạng sử dụng xe của mỗi người.

Sản Phẩm Tương Tự

*Sản phẩm được thu thập tự động để tiếp thị. Chúng tôi không bán hàng.