Đại Nam Dật Sử (  nguyễn văn Tố )
1 / 1

Đại Nam Dật Sử ( nguyễn văn Tố )

0.0
0 đánh giá
1 đã bán

“Dật sử” có nghĩa là bộ sử bị thất tán nhiều hay bộ sử ghi lại những sự việc không đầy đủ, đã không mấy người biết rõ. Theo tác giả thì Đại Nam dật sử là “lấy sách chữ Nho, dịch ra đây, phần nhiều chưa ai chép ra quốc ngữ”, không so sánh sử ta sử Tàu, không tra xét tê

139.000
Share:
Bảo Châu Books

Bảo Châu Books

@bao-chau-books
4.8/5

Đánh giá

885

Theo Dõi

2.557

Nhận xét

“Dật sử” có nghĩa là bộ sử bị thất tán nhiều hay bộ sử ghi lại những sự việc không đầy đủ, đã không mấy người biết rõ. Theo tác giả thì Đại Nam dật sử là “lấy sách chữ Nho, dịch ra đây, phần nhiều chưa ai chép ra quốc ngữ”, không so sánh sử ta sử Tàu, không tra xét tên người tên đất, chỉ chép cho thành truyện, để hiến độc giả một ít tài liệu mà xưa nay chưa ai chép đủ”. Ta biết rằng thời bấy giờ các bộ sử như Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử thông giám cương mụ chưa có các bản dịch tiếng Việt. Mục đích của tác giả là dùng những nguồn tài liệu đó, viết lại thành một bộ sử dễ đọc dễ hiểu nhưng cũng khá đầy đủ và liên tục. Làm được như vậy đã là một đóng góp lớn. Nhưng xem kỹ Đại Nam dật sử, ta thấy không phải như tác giả nói, “không so sánh sử ta sử Tàu, không tra cứu tên người tên đất”, mà trái lại, tác giả đã khảo cứu uyên bác nhưng không kém phần sinh động và hứng thú. Chẳng hạn như đoạn viết về Lý Bí và nhà Tiền Lý. Ở đây, tác giả đã tranh luận kịch liệt với Henri Maspéro khi học giả này phủ nhận sự tồn tại của nhà Tiền Lý. Ông đã dẫn rất nhiều bộ sử Trung Quốc như Trần thư, Nam sử, Tuỳ thư, Nguyên Hoà quận huyện chí Thái Bình hoàn vũ ký, An Nam chí (nguyên), Độc sử phương dư kỷ yếu… để bác Maspéro từng điểm một. Ở những đoạn đã tham khảo Việt sử lược, một tài liệu thời Trần có giá trị, nhưng lúc đó chẳng ai chú ý. Ở nhiều chỗ tác giả đã nêu rõ sự khác nhau giữa những nguồn sử liệu. Lúc viết về Champa, tác giả đã tham khảo những sách như Vương quốc Champa của G. Maspéro, Nghệ thuật Champa của J. L Vì vậy, tập Dật sử này không còn là “để độc giả mua vui trong lúc đọc truyện khô khan” như tác giả nói nữa, mà thực chất là tác giả muốn viết một bộ sử tổng hợp, ít ra thì cũng dày dặn hơn quyển Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim. Đáng tiếc là Đại Nam dật sử chưa hoàn thành - tác giả mới viết được đến năm 1207, đời vua Cao Tông triều Lý. Tuy vậy, những điều mà tác giả đã viết đều đáng đọc cho dù là hiện nay chúng ta có bản dịch các bộ sử cũ trong tay.Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hàng chính hãng

Công ty phát hành

CÔNG TY TNHH SÁCH & TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM

Loại bìa

Bìa mềm

Số trang

424

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan

*Sản phẩm được thu thập tự động để tiếp thị. Chúng tôi không bán hàng.