Combo Sách : Nghi Thức Tang Lễ Của Người An Nam + Chuyện Những Người An Nam Ở Paris Hay Sự Thật Về Đông Dương + Đế Quốc An Nam Và Người Dân An Nam
Combo Sách : Nghi Thức Tang Lễ Của Người An Nam + Chuyện Những Người An Nam Ở Paris Hay Sự Thật Về Đông Dương + Đế Quốc An Nam Và Người Dân An Nam
Combo Sách : Nghi Thức Tang Lễ Của Người An Nam + Chuyện Những Người An Nam Ở Paris Hay Sự Thật Về Đông Dương + Đế Quốc An Nam Và Người Dân An Nam
Combo Sách : Nghi Thức Tang Lễ Của Người An Nam + Chuyện Những Người An Nam Ở Paris Hay Sự Thật Về Đông Dương + Đế Quốc An Nam Và Người Dân An Nam
1 / 1

Combo Sách : Nghi Thức Tang Lễ Của Người An Nam + Chuyện Những Người An Nam Ở Paris Hay Sự Thật Về Đông Dương + Đế Quốc An Nam Và Người Dân An Nam

5.0
3 đánh giá
3 đã bán

Nghi Thức Tang Lễ Của Người An Nam Gustave Dumoutier là nhà Việt Nam học người Pháp thuộc thế hệ đầu tiên, là một học giả có tài, một con người gắn bó và yêu mến lịch sử văn hóa Việt Nam, là nhà Đông phương học đầy nhiệt huyết có chủ trương hợp tác với giới nho sĩ Việ

503.000₫
-25%
377.000
Share:
Alpha Books Official

Alpha Books Official

@alphabooks-official
4.8/5

Đánh giá

9.259

Theo Dõi

10.514

Nhận xét

Nghi Thức Tang Lễ Của Người An Nam Gustave Dumoutier là nhà Việt Nam học người Pháp thuộc thế hệ đầu tiên, là một học giả có tài, một con người gắn bó và yêu mến lịch sử văn hóa Việt Nam, là nhà Đông phương học đầy nhiệt huyết có chủ trương hợp tác với giới nho sĩ Việt Nam, trân trọng và bảo tồn nền văn hóa Việt Nam truyền thống, duy trì chữ nho và khuyến khích chữ Quốc ngữ. Ông đã có nhiều công trình nghiên cứu về khảo cổ, lịch sử, văn hóa Việt nói chung và Hà Nội nói riêng. Và “Nghi thức tang lễ của người An Nam là một cuốn sách như vậy. Đối với người Việt Nam, nghi thức tang lễ có một tầm quan trọng lớn lao, biểu hiện sự tôn trọng của người sống dành cho người chết và ý niệm của người sống về sự an nghỉ của người vừa qua đời. Các nghi thức tang lễ thay đổi tùy theo thứ bậc của người qua đời, trong gia đình và ngoài xã hội; tài sản họ có lúc sống cũng như tài lực của người thân. Tang lễ là nghi thức tôn giáo, vừa thể hiện sự hiếu đạo, nghĩa tử của người sống với người chết nhưng cũng là mối quan tâm lo lắng về sự bình an, thịnh vượng hoặc hiểm họa sau này của con cháu… Với tư duy khoa học và thói quen quan sát ghi chép của người phương Tây, Dumoutier và các cộng sự đã không bỏ lỡ cơ hội khi được tận mắt quan sát những nghi thức khác nhau của nghi lễ tang ma mà từ lâu họ đã quan tâm nghiên cứu tại Bắc kỳ. Không những thế, ông còn phân tích, so sánh, để tìm ra nét khác biệt trong một số nghi lễ ở các vùng miền, giữa các tôn giáo khác nhau… Từ các quan sát liên quan tới tang lễ, việc để tang và lòng kính trọng mồ mả của người Bắc kỳ… Dumoutier đã viết cuốn sách này thật sát với quan điểm nghiên cứu dân tộc học tôn giáo, qua đó cung hiến cho các nhà nghiên cứu và độc giả ngày nay những tài liệu có giá trị tham khảo cần thiết. Những cuốn sách của Gustave Dumoutier do Omega+ xuất bản: Tiểu luận về dân Bắc Kỳ Nghiên cứu bản đồ các Cửa Sông, Hải Cảng Việt Nam thế kỷ XV Nghi thức tang lễ của người An Nam Trích đoạn hay: “Về việc tang ma, người ta tuân theo các qui định của sách Tam giáo. Chúng tôi không có ý nói rằng cuốn Gia lễ bị bỏ quên, nhà nào cũng có một bản, sách được mọi người thừa nhận như khuôn phép nghi lễ dùng trong gia đình, vị cố vấn sáng suốt của dân chúng; nhưng vì việc biên soạn Gia lễ chủ yếu có tính cách triết lý thuần túy, và không đề cập gì tới Phật, Thần, quỉ, rồng, nên khi sử dụng, người dẫn dù tuân theo đúng các qui định trong sách, vẫn cố làm sao để chúng phù hợp với chỉ dẫn của sách Tam giáo, bằng cách thêm thắt vào đó tất cả những gì, nằm trong tập quán Lão giáo, và kinh kệ Phật giáo, có thể làm an ổn lương tâm, trấn an tinh thần của người dân An Nam. Khi nghiên cứu văn hóa, phong tục, tập quán dân gian ở Bắc kỳ, có hai điều cần nghiên cứu về mặt dân tộc học: trước hết là luật thành văn, rất tốt đẹp, với một thứ luân lý không thể chê vào đâu được, dù rằng còn đôi chút non nớt, đó là tinh hoa có chịu ảnh hưởng từ những tác phẩm của các bậc hiền triết Trung Hoa thời cổ, được duy trì lâu dài qua nhiều thế kỷ, và nhà trường dùng kinh sách đó làm phương tiện đào tạo trí thức cũng như tâm thuật cho con người; thứ đến là phong tục, hoàn toàn bất thành văn, mà ở bất cứ đâu người ta cũng buộc phải theo, và trong nhiều trường hợp “phép vua thua lệ làng”. Gia lễ là lề luật, Tam giáo là phong tục.” “VIẾNG TANG Ai tới viếng người quá cố lần cuối phải mặc quần áo trắng; vái hai lần trước quan tài, trong lúc thốt ra ba tiếng than: “Hô! Hô! Hô!” - Gia chủ nếu là con trai người quá cố phải vái lạy đáp lễ, nếu là thân thích bàng hệ hoặc các họ hàng khác thì chỉ phải nghiêng mình. Có tục gia đình trả lễ cho những người phúng bằng cách gửi một vài chiếc bánh vào ngày mai táng. Bạn bè người chết được phép đóng góp vào tiền làm ma chay. Ai đi viếng hoặc mang lễ vật tới điếu tang, thì ngày hôm ấy phải kiêng cữ mọi thú vui. Có ba loại người chết, không được phép phúng điếu: người tự tử, người chết đuối vì tai nạn, và người chết vì nhà sập. Phụ nữ chỉ có quyền đưa đồ phúng trong phạm vi thành phố bà ta sống.” “ĐƯA MA Ngày và giờ an táng đã được nhà sư định trước, về việc này, ông tra cứu những tấm bảng đặc biệt ghi ngày giờ tốt xấu. Chi tiết đám táng được qui định tỉ mỉ, và ký giao kèo với nhà đòn. Có những đám ma tốn hàng nghìn đồng Đông Dương, trong khi những đám khác chỉ tốn vài quan tiền ta. Hạng thấp nhất giá sáu quan, tức khoảng 2,50 phật lăng. Có thể có những đám ma tươm tất với 30 quan, tức là 15 phật lăng. Ở Hà Nội có bốn nhà thầu địa phương chuyên lo đám ma (nhà đòn), họ chịu trách nhiệm cung cấp đủ thứ cần thiết, trừ phu khiêng gọi là đô tùy, và phường nhạc (bát âm), hai việc này phải ký hợp đồng đặc biệt với nhà thầu khác.” Về tác giả: Gustave Dumoutier Sinh năm 1850 tại Courpalay (Pháp), nhà nghiên cứu nhân học, dân tộc học và khoa học tôn giáo… Dumoutier đến Hà Nội năm 1886 theo đề nghị của Tổng Trú sứ Trung – Bắc kỳ Paul Bert, được giao nhiệm vụ “người tổ chức thanh tra các trường Pháp – Việt” và sau đó trở thành Giám đốc Học chính Trung – Bắc kỳ. Ông có niềm đam mê lớn với việc nghiên cứu khảo cổ, dân tộc học, tôn giáo, văn hóa, lịch sử Việt Nam và để lại nhiều công trình có giá trị. Ông qua đời tháng 8 năm 1904 tại Việt Nam. Chuyện Những Người An Nam Ở Paris Hay Sự Thật Về Đông Dương Đầu thế kỷ XX, sau khi phong trào Cần Vương tàn lụi, giới trí thức trẻ người Việt sang Pháp du học và tiếp thu những kiến thức tinh hoa của thế giới châu Âu, kể từ đây chiến lược đối kháng chống thực dân có những thay đổi. Đó là chuyển sang chống thực dân Pháp ngay trong lòng nước Pháp, sử dụng những phương tiện văn minh như báo chí, kết giao và thiết lập quan hệ với các hiệp hội và phong trào nhân quyền-dân chủ ở chính châu Âu để vạch trần, chỉ rõ bản chất của chế độ thực dân tại các xứ thuộc địa, từ đó kêu gọi bình đẳng cho người dân thuộc địa, dần dà từng bước đòi hỏi độc lập cho Việt Nam. Vậy mọi chuyện đã diễn ra như thế nào? Ý hướng đấu tranh bằng con đường dân chủ hòa bình đã được chính quyền thuộc địa “hồi đáp” ra sao? Và liệu chăng con đường hòa bình là lựa chọn tối ưu cho đất nước thời bấy giờ? Hay chỉ có duy nhất một phương án cuối cùng là cách mạng và đẩy toàn bộ vào binh đao biển lửa? Theo chân những tường thuật của Luật sư-Tiến sĩ Luật Phan Văn Trường, người chí sĩ đã sát cánh cùng nhiều nhân vật cách mạng người Việt thời bấy giờ trong công cuộc đấu tranh ngay tại mẫu quốc – tất cả được thuật lại tỉ mỉ trong “Chuyện những người An Nam ở Paris hay sự thật về Đông Dương” – người Việt chúng ta ở thời hiện đại sẽ có thể hiểu rõ hơn hành trạng của một số nhân vật lịch sử hồi đầu thế kỷ XX, cũng như phần nào thấu suốt được lý do vì sao công cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc phải chuyển sang một giai đoạn mới. Bìa sách lấy từ ảnh chụp “Nghi thức đánh trống báo canh giờ đầu tiên được cử hành hằng đêm ở Kinh thành Huế” của René Tétart – biểu tượng cho niềm luyến tiếc những gì sắp mất, đang ở buổi giao thời đầy biến động thuở đầu thế kỷ XX. Trích đoạn hay: “Một số người Pháp đã nói và viết rất nhiều về những khuyết điểm, những kém cỏi của người An Nam và vì lẽ đó, người Pháp đã mang đến cho người An Nam sự giúp đỡ và ơn huệ to lớn với ý tứ như là con người ta sẽ chẳng bao giờ thấy rõ những khiếm khuyết đạo đức của mình để tự mà sửa đổi vậy. Cũng thường nghe nói rằng người An Nam sống rất khép kín và khó mà nhìn thấu được lòng họ. Nhưng chẳng phải nước Pháp, đất nước của tự do ngôn luận, chưa từng cho người An Nam được bày tỏ suy nghĩ và tình cảm của mình đó sao? Có người còn nói người An Nam là những kẻ xảo quyệt và dối trá. Điều này hẳn là đúng vì đó là những gì được những kẻ có địa vị, được trọng vọng nói ra. Nhưng khi người An Nam muốn nói lên sự thật, mà nếu sự thật ấy khó nghe thì người ta sẽ bịt miệng họ, bức hại họ, xé họ thành trăm mảnh bằng cách gán cho họ những cái nhãn khoa trương là những kẻ làm cách mạng và chống Pháp, gán cho họ mớ lý lẽ dễ dãi được dùng và lạm dụng ở các thuộc địa. Người An Nam, như có người nói, là những kẻ xun xoe, luồn cúi, hèn hạ. Có thể là vậy thật. Nhưng khi người An Nam tự cho phép mình cảm thấy tự hào và mong muốn gìn giữ phẩm giá làm người của bản thân thì người ta lại hét lên rằng họ ngạo mạn, xấc láo, nổi loạn rồi bức hại họ. Tóm lại, cần phải nói rằng sinh ra làm người An Nam đã là một việc thấp hèn [trong mắt người Pháp].” “Đâu nhất thiết phải là học giả lớn mới thấy được chính xác chiêu chước của chính quyền [thuộc địa]: họ tìm cách làm ô danh tôi thông qua những trò phiền nhiễu nối tiếp. Nhưng đối lại sự bền bỉ thù hằn của họ, tôi cũng bền bỉ: là bền bỉ dửng dưng, không màng đến.” “Công cuộc thực dân là một công cụ bạo lực. Theo đó, nó loại bỏ những gì liên quan đến đạo đức và công lý. Tranh biện là vô ích… Tôi không thể ngăn cản những ai muốn đối nghịch tôi; nhưng tôi tránh cho bản thân mình học theo những kẻ đó, không cho phép mình nuôi dưỡng thù hận đối với họ.” Về tác giả : PHAN VĂN TRƯỜNG (1876-1933) Quê ở làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Năm 1908, ông đến Marseille làm chân phụ giảng tiếng Việt tại trường Ngôn ngữ Phương Đông của Pháp. Ông vừa dạy vừa ghi danh học Luật và Văn khoa, rồi thi đỗ cử nhân của hai ngành vài năm sau đó. Năm 1912, ông tham gia đoàn Luật sư Paris và hành nghề ở tòa thượng thẩm, cũng năm đó ông cùng cụ Phan Chu Trinh sáng lập nên “Hội đồng bào thân ái” – Hội người Việt đầu tiên trên thế giới. Ngày 12/9/1994, ông bị Thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao quân đội Cherche-Midi rồi bị đưa ra tòa án binh xét xử nhưng rồi được thả tự do vào 7/1915 nhờ sự vận động của hội Nhân quyền và Đảng Xã hội (Pháp) thời bấy giờ. Năm 1918, ông tiếp tục con đường luật học và trở thành tiến sĩ luật hình đầu tiên ở Việt Nam. Năm 1919, ông cùng các nhà yêu nước Phan Chu Trinh, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Thế Truyền viết Bản yêu sách 8 điểm gửi tới hội nghị hòa bình ở Versailles, trong đó Phan Văn Trường được coi là người chắp bút nên văn bản này. Năm 1923, ông từ bỏ tất cả trở về nước tiếp tục đấu tranh vì độc lập nước nhà. Ngày 21/7/1927, ông bị bắt và khám nhà với tội danh “kích động dân bản xứ nổi loạn” tuy nhiên sau đó ông được tại ngoại. Tháng 8/1929, ông bị Tòa thượng thẩm Paris xử y án 2 năm tù giam. Năm 1931, ông được mãn hạn tù rồi trở về Sài Gòn tiếp tục đấu tranh đòi dân chủ cho Việt Nam. Thế nhưng, con người đó đã không thể tiếp tục thực hiện lí tưởng cao cả bởi cơn bạo bệnh đã cướp đi mạng sống của ông vào ngày 22/4/1933 tại Hà Nội.Những thành tựu nổi bật – Luật sư Phan Văn Trường được coi là “kiến trúc sư” của Bản yêu sách 8 điểm hay còn gọi là Bản Yêu sách của nhân dân Việt Nam được trình bày tại hội nghị Hòa Bình ở Versailles, năm 1919. – Ông là người sáng lập hội người Việt đầu tiên trên thế giới với tên gọi là “Hội đồng bào thân ái” vào năm 1912. – Năm 1923, ông cùng Nguyễn An Ninh đứng ra tổ chức hội Thanh niên Cao vọng. Thời gian này, hai người còn cho xuất bản báo Chuông rè ( La Cloche Fêlée) và Nước Nam (L‘Annam) bằng tiếng Pháp tại Sài Gòn. – Ông đã cho đăng một số bài của các báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Diễn đàn thông tin quốc tế. – Ông còn là người đầu tiên đăng Tuyên ngôn Đảng Cộng sản của Karl Marx và Friedrich Engels trên báo. – Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông là Pháp luật lược luận, nhà in Xưa – Nay, Sài Gòn, 1926. – Về văn hóa, ông là người đầu tiên chính thức đề xướng việc dùng chữ Quốc ngữ là văn tự cho người Việt. Đế Quốc An Nam và Người Dân An Nam Dưới con mắt của các nhà chuyên môn, tác phẩm này ẩn giấu một công trình thú vị và tin cậy. Hơn thế, nó còn có thể cung cấp các công cụ thực tế: bất cứ khi nào cần phải trình bày một bức tranh chính xác về Nam kỳ, người ta không thể không viện dẫn. Tác phẩm được đăng lần đầu (nhiều kỳ) trên tờ Công báo Courrier de Saigon (Sài Gòn thư tín) vào năm 1875 và 1876, xuất bản dưới sự bảo trợ của chính quyền thuộc địa. Nhưng vào thời điểm đó, tờ báo này, chính thức chỉ được in với số lượng rất nhỏ; vì rất nhiều lý do, hầu hết đã thất lạc và đến lúc này rất khó để có được bộ sưu tập một cách thuận tiện. Đây là lý do tại sao Aperçu (Tổng quan) hoàn toàn bị bỏ qua không chỉ ở Sài Gòn mà đặc biệt cả ở Pháp. Cũng vì lý do này mà Jules Silvestre đã tiến hành định bản để xuất bản nó cùng với việc viết thêm những thông tin bổ sung và chú giải. Nghiên cứu này được xuất bản mà không có tên tác giả. Trên thực tế, đó không phải là công trình của một người: chỉ cần đọc nó sẽ nhận ra đó là bản tóm tắt các quan sát chính xác, được theo dõi trong nhiều năm và trên các địa điểm khác nhau của đế quốc An Nam, bởi những con người thành tín, sống hòa nhập với người An Nam và do đó, được đánh giá cao và mô tả chính xác các sự việc về đời sống dân chúng. Họ hết sức thận trọng trong các vấn đề của chính quyền và luật pháp, chứng tỏ rằng họ đã sống xa các cơ quan công quyền, và những cân nhắc này cũng gợi ý cho chúng ta rằng tài liệu này lấy cơ sở dữ liệu từ các nhà truyền giáo Pháp nửa đầu thế kỷ XIX. Ai đó trong số họ, có lẽ là ngài Grand de la Liraye đã phải đúc kết, sắp xếp theo thứ tự và hoàn thành vào năm 1859, để khai sáng cho Tổng tư lệnh Lực lượng viễn chinh Pháp, và Thống đốc thuộc địa Nam kỳ đánh giá cao sự chính xác có giá trị của nó, đã cho công bố tác phẩm năm 1875. Sau phần đầu tiên, khi tôn trọng một cách nghiêm cẩn văn bản gốc, Jules Silvestre mạn phép thêm một Phụ lục để làm thành phần thứ hai của cuốn sách. Các ghi chú trong phần này có thể đem lại một vài lợi ích, một số ghi chú bổ sung cho những sự kiện các chi tiết vốn bị bỏ qua nhưng đầy quan trọng và không được trình bày; một số khác có mục đích làm rõ hoặc hoàn thiện các chủ đề chưa được xử lý thỏa đáng hoặc bị các tác giả của Aperçu (Tổng quan) bỏ sót. Cuốn sách được chia làm 2 phần: Phần đầu của cuốn sách gồm năm chương. Phần thứ hai (Phụ lục) của cuốn sách gồm tám chương. Ra đời trước tác phẩm Tâm lý dân tộc An Nam của Paul Giran gần năm mươi năm, Aperçu (Tổng quan) này có một vị thế khác, và có một cách đánh giá cũng tương đối khác. Và còn rất nhiều điều thú vị nữa còn có trong cuốn sách. Mời các bạn đón đọc! Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hàng chính hãng

Công ty phát hành

Alphabooks

Loại bìa

Bìa mềm

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Hà Nội

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan

*Sản phẩm được thu thập tự động để tiếp thị. Chúng tôi không bán hàng.