Combo Sách : Một Chiến Dịch Ở Bắc Kỳ + Tiểu Luận Về Dân Bắc Kỳ
Combo Sách : Một Chiến Dịch Ở Bắc Kỳ + Tiểu Luận Về Dân Bắc Kỳ
Combo Sách : Một Chiến Dịch Ở Bắc Kỳ + Tiểu Luận Về Dân Bắc Kỳ
1 / 1

Combo Sách : Một Chiến Dịch Ở Bắc Kỳ + Tiểu Luận Về Dân Bắc Kỳ

0.0
0 đánh giá

Một chiến dịch ở Bắc kỳ (Bìa cứng) Tác phẩm hiếm có tường thuật bằng hình ảnh về những cuộc hành trình quân sự mà bác sĩ quân y Hocquard đã tham gia tại Việt Nam từ năm 1884 đến năm 1886. Đây là một trong những cuốn sách có số lượng tranh ảnh lớn nhất (225 ảnh) về Việ

779.000₫
-25%
584.000
Share:
Omega Plus Books

Omega Plus Books

@omega-plus-books
4.8/5

Đánh giá

3.237

Theo Dõi

3.567

Nhận xét

Một chiến dịch ở Bắc kỳ (Bìa cứng) Tác phẩm hiếm có tường thuật bằng hình ảnh về những cuộc hành trình quân sự mà bác sĩ quân y Hocquard đã tham gia tại Việt Nam từ năm 1884 đến năm 1886. Đây là một trong những cuốn sách có số lượng tranh ảnh lớn nhất (225 ảnh) về Việt Nam đã từng được in, và nội dung cuốn sách cũng là kho tư liệu khổng lồ về lịch sử và văn hóa vùng đất Bắc - Trung kỳ Việt Nam cuối thế kỷ XIX. Về tác phẩm Ký sự hành trình Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) xuất hiện lần đầu bằng tiếng Pháp trên tạp chí Le Tour du Monde (Vòng quanh thế giới) với nhan đề “Trente Mois au Tonkin” (Ba mươi tháng ở Bắc kỳ), được chia làm năm phần đăng từ năm 1889 đến năm 1891. Năm 1892, tác giả sửa nhan đề thành Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) để nhà xuất bản Hachette (Paris) in toàn bộ tác phẩm và 229 tranh khắc, bản đồ tuyệt đẹp về Việt Nam. Hành trình của bác sĩ quân y Hocquard (từ 11 tháng 1 năm 1884 - ngày ông rời cảng Toulon, cho đến ngày 19 tháng 4 năm 1886 - ngày trở về Pháp) diễn ra đúng vào giai đoạn Pháp tiến hành cuộc bình định Bắc kỳ trước các lực lượng người Việt, quân Cờ Đen, quân Thanh… Trong sách, tác giả đã định danh mình là thiếu tá quân y, tham gia vào chiến dịch Bắc kỳ nhưng không trực tiếp tham chiến, chính vì vậy mà ông chỉ điểm sơ qua các chiến dịch quân sự và ít đi sâu vào chi tiết của nó. Qua những cuộc hành trình quân sự, ông tường thuật lại những điều mắt thấy tai nghe một cách chân thực và lôi cuốn nhất có thể trong vai trò người quan sát, người kể chuyện và nhà phân tích. Hành trình của Hocquard qua 8 tỉnh thành từ Bắc đến Trung kỳ; từ vùng châu thổ đến các bản làng miền núi, thị trấn đồng bằng; từ các con lộ đến đường mòn, các lối dọc ven sông; từ đồi trọc đến những cánh đồng lúa bát ngát. Là một bác sĩ, quân nhân, ông có điều kiện đi đó đây để chụp hình những nơi ông đặt chân đến, những người ông gặp ven đường, hoặc diện kiế Nội dung và kết cấu tác phẩm Con người và nhiếp ảnh chiếm vị trí trung tâm của tác phẩm và kết cấu của nó, chính vì vậy mà trong 225 ảnh trên toàn cuốn sách thì có hơn 40% số lượng ảnh chụp người: những nhạc công, cô bán hàng chợ, người bán thịt rong, thợ khảm, thợ cạo, thợ cày, cô bán than, ông lão mù, phu phen, người nông dân xay lúa, thợ gốm, thợ rèn, tổng đốc, sứ thần, đốc học, trưởng làng, sĩ quan Pháp, tù nhân, thổ phỉ, lính khố đỏ Bên cạnh những bức tranh và mô tả về đời sống lao động, chân dung cá nhâ Hocquard cũng dành một phần không nhỏ cho các nghi thức tôn giáo và tập tục (đám ma, thờ cúng tổ tiê), giải trí (trò chơi, âm nhạ). “Hocquard bộc lộ tài năng nhất và cho thấy trải nghiệm của ông là quý giá nhất chính ở những đoạn mô tả cảnh sinh hoạt đời thường và mô tả những công cụ của nền văn minh vật chất.” (Philippe Papin, trong: Docteur Hocquard, Une campagne au Tonkin, Arléa, 1999). Hocquard là con người hiếu kỳ, vì hiếu kỳ nên ông tự tìm tòi để nâng cao vốn hiểu biết. Vì khao khát hiểu biết và thích quan sát, cộng thêm tài năng của một chuyên gia nhiếp ảnh, Hocquard đã mang đến cho chúng ta một tác phẩm tuyệt vời và độc đáo. Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ) là một tác phẩm lớn, có giá trị sử liệu về con người, xã hội và phong tục Bắc kỳ, và cả Trung kỳ; một trong những công trình quan trọng nhất về văn hóa - lịch sử, về cách vận hành xã hội Việt Nam nói chung vào một thời đoạn. Về tác giả - Charles-Édouard Hocquard Charles-Édouard Hocquard sinh ngày 15 tháng 1 năm 1853 tại Saint-Nicolas du Port, tỉnh Meurthe (nay là Meurthe-et-Moselle, Pháp), theo học và lấy bằng tiến sĩ tại viện quân y Val-de-Grâce. Trải qua các công việc tại bệnh viện quân y Lyon, trung đoàn kỵ binh, bộ binh, bệnh viện nhiệt trị Bourbonne-les-Bains, bác sĩ quân y trong chiến dịch Bắc kỳ (Việt Nam) Ông qua đời tại Lyon (Pháp) vào ngày 11 tháng 1 năm 1911. Một số công trình chính: • Iconographie photographique appliquée à l’ophtalmologie (Hình ảnh ứng dụng trong nhãn khoa, 1881)• Effets du traitement hydro-minéral à Bourbonne-les-Bains (Các hiệu quả của trị liệu bằng nước khoáng tại bệnh viện Bourbonne-les-Bains, 1887)• L’Expédition de Madagascar, journal de campagne (Cuộc viễn chinh Madagascar, ký sự chiến dịch, 1897)• Une campagne au Tonkin (Một chiến dịch ở Bắc kỳ, 1892) Tiểu Luận Về Dân Bắc Kỳ (Bìa mềm) Gustave Dumoutier là nhà Việt Nam học người Pháp thuộc thế hệ đầu, đến Hà Nội vào tháng 4 năm 1886 theo lời đề nghị của Tổng trú sứ Paul Bert, qua đời tại Hải Phòng tháng 8 năm 1904, ông đã có những đóng góp quan trọng cho ngành Học chính Bắc kỳ trong một khoảng thời gian rất dài. Gustave Dumoutier cũng tập trung nghiên cứu về khảo cổ, dân tộc học, tôn giáo, dân gian, văn hóa Việt Nam. Đầu thế kỷ XX, ông là học giả tiên phong thực hiện các nghiên cứu về văn hóa dân gian Việt Nam nhằm góp phần tìm hiểu sâu sắc và tường tận xứ thuộc địa mà người Pháp vừa bình định xong. Sự nghiệp trước tác của ông rất đồ sộ, một trong những tác phẩm nổi tiếng và quan trọng nhất chính là Essais sur les Tonkinois – Tiểu luận về dân Bắc Kỳ. Tiểu luận về dân Bắc Kỳ đăng lần đầu trên Tạp chí Đông Dương từ 15-3-1907 đến 15-2-1908 dưới dạng các bài viết/ tiểu luận. Vào những ngày sắp mất, trong nỗi cô đơn buồn tẻ tại Đồ Sơn Hải Phòng), Dumoutier tự tay tập hợp và sắp xếp các bài viết của mình, bố cục các nội dung thành tập di cảo. Năm 1908, Tiểu luận về dân Bắc Kỳ lần đầu được ấn hành tại Nhà in Viễn Đông. Nội dung của cuốn sách gồm sáu chủ đề lớn liên quan tới tổ chức xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán và nếp sống thường nhật của người dân Bắc kỳ cuối thế kỷ thứ XIX: 1) Xã hội: tổ chức làng xã An Nam, việc xét xử, việc quân…; 2) Gia đình: sinh con, cưới hỏi, tang ma…; 3) Trò giải trí và nghề nghiệp: ca kỹ và đào kép, các nghề, chơi bài lá, đưa đò, sơn và dầu sơn, phu trạm…; 4) Thực phẩm: tục ăn đất, cỗ (cúng, làng, đám ma, mừng thọ), nước chấm, tín ngưỡng dân gian liên quan đến bữa ăn…; 5) Y học: thầy lang, hiệu thuốc; 6) Mê tín: phù thủy và bói toán, hậu vận, cốt tướng, diện tướ Những chủ đề được trình bày tương đối cụ thể theo quan sát, ghi chép và diễn giải của tác giả. Qua đây, độc giả phần nào hình dung được những nét văn hóa, phong tục tập quán, lối sống của người dân Bắc kỳ cuối thế kỷ XIX. Tiểu luận về dân Bắc Kỳ là sự bổ khuyết cần thiết cho công trình nghiên cứu vốn nổi tiếng về tổ chức hành chính và xã hội Việt Nam của Éliacin Luro, người lập ra Trường Tham biện Hậu bổ Sài Gòn năm 1873; là tài liệu tham khảo của hai học giả Nguyễn Văn Huyên và Đào Duy Anh, khá nhiều tranh ảnh minh họa trong Việt Nam văn hóa sử cương được Đào Duy Anh lấy từ công trình này. Trong Connaissance du Vietnam (Hiểu biết về Việt Nam), hai học giả Pierre Huard và Maurice Durand đã sử dụng một số lượng lớn tranh minh họa từ Tiểu luận về dân Bắc Kỳ. Henri Oger thừa nhận có kế thừa Éliacin Luro, L. Cadière và Gustave D. Điểm sơ qua một số công trình nghiên cứu văn hóa-tinh thần Việt Nam quan trọng nhất của các vị học giả nổi tiếng trên, chúng ta thấy tập hợp những nghiên cứu về văn hóa - xã hội Tiểu luận về dân Bắc Kỳ của Gustave Dumoutier chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Mời các bạn đón đọc! Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Công ty phát hành

Alphabooks

Loại bìa

Bìa cứng

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Hà Nội

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan

*Sản phẩm được thu thập tự động để tiếp thị. Chúng tôi không bán hàng.