Chất bảo quản E202 (Potassium Sorbate – Kali Sorbate) 100g
Chất bảo quản E202 (Potassium Sorbate – Kali Sorbate) 100g
Chất bảo quản E202 (Potassium Sorbate – Kali Sorbate) 100g
1 / 1

Chất bảo quản E202 (Potassium Sorbate – Kali Sorbate) 100g

5.0
1 đánh giá
1 đã bán

Chất bảo quản E202 (Potassium Sorbate – Kali Sorbate) là muối kali của acid sorbic. Axit sorbic xuất hiện tự nhiên trong một số quả mọng, từ đó tạo ra kali sorbat. – Tên hóa học: Kali sorbate; Muối kali của acid trans, trans-2,4-hexadienoic(1) – Tên thương mại: Pota

45.000
Share:
Công ty International Food

Công ty International Food

@isfcompany
4.9/5

Đánh giá

255

Theo Dõi

148

Nhận xét

Chất bảo quản E202 (Potassium Sorbate – Kali Sorbate) là muối kali của acid sorbic. Axit sorbic xuất hiện tự nhiên trong một số quả mọng, từ đó tạo ra kali sorbat. – Tên hóa học: Kali sorbate; Muối kali của acid trans, trans-2,4-hexadienoic(1) – Tên thương mại: Potassium Sorbate – Mô tả: Dạng tinh thể, bột tinh thể hoặc hạt nhỏ có màu trắng hoặc trắng hơi vàng – Chỉ số quốc tế: E202 – Công thức hóa học: C6H7KO2 – Khối lượng phân tử: 150,22 g / mol – Lĩnh vực: Phụ gia thực phẩm: Chất bảo quản – Mức nóng chảy: 132-135°C là khoảng nhiệt độ nóng chảy của acid sorbic lấy ra từ mẫu thử – Độ tan: Tan tốt trong nước 58,2g/100ml (20°C); 58,5g/100ml (25°C), 65g/100ml (100°C); tan trong ethanol Ứng dụng thực tiễn chất bảo quản E202 Pháp lý và cách sử dụng chất bảo quản E202 – Được Bộ Y tế cho phép sử dụng, thuộc Phụ lục 1 Danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm (Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2019/TT-BYT ngày 30 tháng 08 năm 2019) (1) – Potassium Sorbate có tác dụng gây ức chế mạnh đối với nấm men và nấm mốc nhưng lại có ít tác dụng đối với vi khuẩn. Hoạt tính bảo quản của Potassium Sorbate phụ thuộc vào PH của sản phẩm. – Kali sorbate là một chất thương mại quan trọng, được sử dụng làm chất bảo quản và kháng khuẩn trong thực phẩm, rượu vang và mỹ phẩm. Có thể ngâm tẩm thực phẩm, phun lên bề mặt thực phẩm hoặc trộn chung với thành phần thực phẩm trong quá trình chế biến. Tùy trường hợp cụ thể mà nó có thể được dùng dưới dạng hòa tan hay hạt tinh thể. Tỷ lệ sử dụng chất bảo quản E202 – Đối tượng sử dụng và hàm lượng theo quy định tại Thông tư số 24/2019/TT-BYT về hướng dẫn quản lý phụ gia thực phẩm. – Đối với mỗi nhóm thực phẩm khác nhau, Bộ Y tế đã quy định liều lượng cho phép sử dụng tối đa riêng. Tuân thủ đúng liều lượng này sẽ đảm bảo cho thực phẩm an toàn đối với người dùng, ngoài ra còn không gây mùi vị lạ, không mất mùi tự nhiên của thực phẩm, kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm. – Chất bảo quản Potassium Sorbate được dùng nhiều trong các sản phẩm lên men chua, đồ hộp, nước chấm. Liều lượng cụ thể được quy định như sau: + Quả ngâm dấm, dầu, hoặc nước muối: tỉ lệ sử dụng không quá 1000 mg/kg + Quả ngâm đường: tỉ lệ sử dụng không quá 500 mg/kg + Sản phẩm quả lên men: tỉ lệ sử dụng không quá 1000 mg/kg + Rau, củ (bao gồm nấm, rễ, thực vật thân củ và thân rễ, đậu, đỗ, lô hội), tảo biển, quả hạch và hạt, hạt nghiền và dạng phết nhuyễn (VD: bơ lạc): tỉ lệ sử dụng không quá 1000 mg/kg + Cá, sản phẩm thủy sản hun khói, sấy khô, lên men hoặc ướp muối, kể cả nhuyễn thể, giáp xác, da gai: tỉ lệ sử dụng không quá 200 mg/kg + Sản phẩm thủy sản và cá đã nấu chín: tỉ lệ sử dụng không quá 2000 mg/kg + Nước chấm không ở dạng nhũ tương (VD: tương cà chua, tương ớt, sốt kem, nước thịt): tỉ lệ sử dụng không quá 1000 mg/kg

Sản Phẩm Tương Tự

*Sản phẩm được thu thập tự động để tiếp thị. Chúng tôi không bán hàng.