Bộ sách Văn Công Hùng (3 cuốn: Chợt, Từ Tây Nguyên, Nhặt chuyện văn nhân)
Bộ sách Văn Công Hùng (3 cuốn: Chợt, Từ Tây Nguyên, Nhặt chuyện văn nhân)
Bộ sách Văn Công Hùng (3 cuốn: Chợt, Từ Tây Nguyên, Nhặt chuyện văn nhân)
Bộ sách Văn Công Hùng (3 cuốn: Chợt, Từ Tây Nguyên, Nhặt chuyện văn nhân)
1 / 1

Bộ sách Văn Công Hùng (3 cuốn: Chợt, Từ Tây Nguyên, Nhặt chuyện văn nhân)

0.0
0 đánh giá
10 đã bán

Tác giả Văn Công Hùng, sinh năm 1958 tại Thanh Hóa, quê ở Thừa Thiên-Huế, hiện sống tại thành phố Pleiku, Gia Lai; đã xuất bản 16 đầu sách; nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Gia Lai. Trân trọng giới thiệu đến Quý

410.000
Share:
Liên Việt Official Store

Liên Việt Official Store

@lienvietbooks
4.7/5

Đánh giá

491

Theo Dõi

1.009

Nhận xét

Tác giả Văn Công Hùng, sinh năm 1958 tại Thanh Hóa, quê ở Thừa Thiên-Huế, hiện sống tại thành phố Pleiku, Gia Lai; đã xuất bản 16 đầu sách; nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Gia Lai. Trân trọng giới thiệu đến Quý độc giả bộ 3 cuốn: CHỢT (Thơ), TỪ TÂY NGUYÊN (Tản văn và ghi chép), Nhặt chuyện văn nhân (Chân dung văn học) của Nhà thơ, nhà báo Văn Công Hùng do Liên Việt và NXB Văn Học liên kết xuất bản phát hành. “Tôi đã có trong tay nhiều tập thơ của nhà thơ phố núi nổi tiếng Văn Công Hùng trước đó, nhưng có lẽ CHỢT này là tập thơ dày và công phu nhất. Nó tuyến tính một quãng thời gian không dài nhưng liên tục mấy năm ông xê dịch. Sự dịch chuyển viết, có tính đậm đặc nhất trong nhiều năm vừa rồi khi đánh dấu hậu những ngày tháng làm Tổng biên tập một tờ văn nghệ có tiếng của Tây Nguyên. Dịch chuyển, cái đoạn thời gian ông bắt đầu được nghỉ hưu, ở thời điểm vốn tư duy và tinh thần thèm bung phát nhất. Trì nén trong những năm cắm chốt ít được tung tẩy đâu đâu, cả tháng, trên các cung đường dặm dài khắp miền đất nước. Cái sự đi, bứt phát nó luôn bồi bổ gia tăng biên độ chữ nghĩa ở ông. Những bài thơ trong CHỢT dường như phóng khoáng hơn, cởi mở, tầng sâu hơn, dầu có khi nó chỉ đề cập đến những chủ đề suy tưởng… tôi đã đọc, dừng lại và ngẫm ngợi ra như thế”. (Nhà văn Phan Đình Minh) “Từ Tây Nguyên”, người kể chuyện dìu người đọc vượt không gian đi khắp đất Thanh, xứ Huế rồi vượt đèo lên cao nguyên, len lỏi qua những cánh rừng ma còn nguyên dãy nhà mồ âm u dưới hoàng hôn gần tắt nắng, vượt thời gian ngược về triền đê giá lạnh, ở đó có những cô gái nhỏ chân trần đến trường, tay cầm ống bơ đựng hạt nhãn cháy cho đỡ rét, những bà mẹ thảng thốt rang ngô trong bóng tối cận kề lúc đê gần vỡ, cả những đứa trẻ đói lả háo hức bên nồi cháo rau má và các khái niệm ngồ ngộ của một thời đã qua như “phanh nón”, “máy lửa », «nùn rơm giữ lửa»… Phần nhiều những câu chuyện, Văn Công Hùng kể về Tây Nguyên, nơi anh đã sống hầu hết đời người. Dù đến bây giờ tôi vẫn băn khoăn tự hỏi nơi nào ngấm vào máu thịt anh nhiều nhất, khi mà anh sinh ra và lớn lên ở Thanh Hóa, học đại học ở Huế (quê cha), rồi sinh sống Pleiku, chưa kể sau nghỉ công tác, thấy anh vẫn… công tác ở khu du lịch mãi tận Củ Chi. Nhưng “Từ Tây Nguyên”, thì tất phải đậm đà núi rừng. Ở đó, những trang sách thơm mùi giấy mới ngõ hầu luôn phảng phất hương nhựa xà nu, ầm ào tiếng gió đại ngàn, u u tiếng cồng chiêng và lấp loáng màu tím thẫm của đỉnh Chư Đăng Ya dưới vằng vặc trăng ngà. Âm hưởng của rừng hiện lên nguyên sơ lộng lẫy như thuở hồng hoang dù không khỏi khắc khoải đau đớn.” (Nhà văn Di Li) “Ông Văn Công Hùng gửi tập bản thảo "Nhặt chuyện văn nhân", bảo tôi đọc chơi xem sao. Ban đầu tôi nghĩ, ông này đặt tên thế ý là chỉ dạo qua giới văn nhân rồi nhặt lấy một vài bóng lá, một vài nhành hoa, để khoe chơi. Đến khi đọc vào, tôi không dứt ra được... Có cảm giác như mình đang đi giữa một rừng văn rất phong nhiêu mà ông là người dẫn tôi đi, rồi kể về những cội cây mà chúng tôi gặp trên đường. Mỗi cội cây ông kể một kiểu để cho mình biết với những thích thú khám phá riêng. Không thể kể hết mọi cái cây trong rừng văn, nhưng cũng đã được đi cùng ông qua các tầng rừng, gặp đủ các sắc lá, sắc hoa. Thấy cả cổ thụ, thấy cả những non tơ, có khi còn nhìn sang bên, cạnh rừng văn là rừng nghệ, rừng hoạ, rừng ca… để mà liên hệ, liên tưởng, xoắn xuýt mà hiểu biết hơn. Văn Công Hùng là nhà thơ, nhưng còn là một nhà báo rất cập nhật. Khả năng tác nghiệp báo chí của ông rất nhanh và linh hoạt. Một người có cái tâm sâu sắc với đời, với người, với bạn bè văn nghệ như thế, lại cộng thêm cái tài thu nhận và thể hiện của một nhà báo cập nhật, nên những trang viết về văn nhân của ông là cái món cộng tác được các trang văn nghệ trên báo chí chờ đợi. Ông đã dùng thế mạnh này để lan tỏa ảnh hưởng của những văn nhân mà ông chơi được đến với công chúng qua báo chí.” (Nhà thơ Nguyễn Thành Phong) Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Công ty phát hành

Liên Việt

Ngày xuất bản

2022-02-08 10:30:11

Loại bìa

Bìa mềm

Số trang

840

Nhà xuất bản

NXB Dân Trí

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan

*Sản phẩm được thu thập tự động để tiếp thị. Chúng tôi không bán hàng.