[Bìa cứng có minh họa] SỬ KÝ: BẢN KỶ - BIỂU - Tư Mã Thiên - Nguyễn Đức Vịnh dịch – Đinh Tị
[Bìa cứng có minh họa] SỬ KÝ: BẢN KỶ - BIỂU - Tư Mã Thiên - Nguyễn Đức Vịnh dịch – Đinh Tị
[Bìa cứng có minh họa] SỬ KÝ: BẢN KỶ - BIỂU - Tư Mã Thiên - Nguyễn Đức Vịnh dịch – Đinh Tị
[Bìa cứng có minh họa] SỬ KÝ: BẢN KỶ - BIỂU - Tư Mã Thiên - Nguyễn Đức Vịnh dịch – Đinh Tị
1 / 1

[Bìa cứng có minh họa] SỬ KÝ: BẢN KỶ - BIỂU - Tư Mã Thiên - Nguyễn Đức Vịnh dịch – Đinh Tị

5.0
4 đánh giá
18 đã bán

Lời nhóm dịch: Quý đồng đạo sắp được cầm trên tay một bản Sử Ký hoàn hảo, không có chỗ chê về hình thức và nội dung. Tính mỹ thuật và tính chính xác được đảm bảo, sau khi cầm trên tay Tập 1 Sử Ký và đọc đánh giá sơ qua bản in, cũng như xem phần Biểu - thứ gây lo ngại

333.000
Share:
BÌNH BÁN BOOK

BÌNH BÁN BOOK

@binh-ban-book
4.9/5

Đánh giá

3.289

Theo Dõi

5.383

Nhận xét

Lời nhóm dịch: Quý đồng đạo sắp được cầm trên tay một bản Sử Ký hoàn hảo, không có chỗ chê về hình thức và nội dung. Tính mỹ thuật và tính chính xác được đảm bảo, sau khi cầm trên tay Tập 1 Sử Ký và đọc đánh giá sơ qua bản in, cũng như xem phần Biểu - thứ gây lo ngại nhất về chuyện trình bày, hiển thị trên khổ giấy. Đọc thử: Lục quốc niên biểu (Niên biểu sáu nước) Thái sử công đọc Tần ký, tới phần người Khuyển Nhung đánh bại U Vương, nhà Chu dời đô sang đông tới Lạc Ấp, Tần Tương Công bắt đầu được phong làm chư hầu, dựng Tây Chỉ để thờ Thượng Đế, thì thấy cái mầm mống tiếm lấn đã hiện ra rồi. Kinh Lễ chép rằng: “Thiên tử tế trời đất, chư hầu tế núi to sông rộng trong cương vực của mình.” Nay nước Tần nhiễm thói tục của người Nhung, người Địch, trọng bạo ngược mà xem nhẹ nhân nghĩa, chỉ là bề tôi phên giậu mà dám cử hành lễ tế Giao của Thiên tử, bậc quân tử không khỏi lấy thế làm e sợ. Đến thời Văn Công, lại vượt qua đất Lũng, tiễu trừ người Di, người Địch, tôn phụng bảo vật ở Trần Thương, mưu tính giữa vùng đất Kỳ, đất Ung; rồi Mục Công sửa sang chính sự, biên giới phía đông tới tận Hoàng Hà, từ đấy bắt đầu sánh ngang với các bá chủ chư hầu ở Trung Quốc như Tề Hoàn, Tấn Văn. Về sau, bọn bồi thần bắt đầu nắm quyền, các Đại phu nối đời hưởng lộc, sáu quan Khanh giữ hết quyền bính ở nước Tấn, chinh phạt ăn thề, uy danh vượt quá cả chư hầu. Đến khi Điền Thường giết Giản Công mà làm Tướng quốc nước Tề, chư hầu đều lặng thinh không ai thảo phạt, thế là bấy giờ trong bốn bể người ta chỉ còn tranh đua với nhau về chiến công mà thôi. Rốt cuộc rồi Hàn, Triệu, Ngụy đã chia ba nước Tấn, Điền Hòa cũng diệt nước Tề mà chiếm về mình, thời cường thịnh của sáu nước bắt đầu từ đấy. Họ chỉ chú trọng tăng cường binh lực, kiêm tính địch quốc, để rồi mưu gian được dùng mà thuyết tung hoành đoản trường bắt đầu hưng khởi. Những điều giả trá xuất hiện ồ ạt như ong, lời giao ước ăn thề trở thành bất tín, dẫu có chẻ phù hay gửi con tin đều chẳng thể ước thúc được nhau nữa vậy. Nước Tần khởi thủy chỉ là một tiểu quốc ở nơi hẻo lánh, bị các nước Hoa Hạ ruồng đuổi, đặt ngang hàng với người Nhung, người Địch, đến sau thời Hiến Công mới thường hùng cứ giữa các chư hầu. Xét về đức nghĩa, nước Tần còn chẳng bằng hạng bạo ngược ở nước Lỗ, nước Vệ; xét về binh lực, nước Tần cũng không thể so với cái cường thịnh của Tam Tấn; thế mà rốt cuộc kiêm tính được thiên hạ, ấy chẳng hẳn là do đất đai hiểm yếu hay hình thế tiện lợi đâu, đại để bởi được trời giúp vậy. *** SỬ KÝ: BẢN KỶ - BIỂU (dịch giả ký tặng) Kèm tranh minh họa Tư Mã Thiên Nguyễn Đức Vịnh dịch Đinh Tị phát hành – NXB Văn học *** Bản kỷ là phần đầu tiên của Sử ký, gồm cả thảy mười hai thiên, chép việc từ thời Ngũ Đế cho tới thời Hán Vũ Đế. Về ý nghĩa của từ “bản kỷ”, đại để có thể hiểu bản tức là căn bản, kỷ tức là kỷ cương, cái kỷ cương căn bản nằm ở người nắm chính lệnh, cho nên Bản kỷ là sự ghi chép về những người nắm giữ chính lệnh trong thiên hạ, thường là các bậc Đế, Vương. Trong Bản kỷ, tác giả chủ yếu ghi chép theo lối biên niên, liệt kể về từng triều đại hoặc từng vị vua theo trình tự thời gian, trải dài từ thời viễn cổ cho tới thời điểm mà tác giả sinh sống. Nhìn từ tổng thể, có thể nói Bản kỷ chính là bộ khung của Sử ký, cung cấp cho độc giả cái nhìn bao quát về hơn hai nghìn năm lịch sử của dân tộc Hoa Hạ. Đây có lẽ là một trong những nguyên nhân chính yếu khiến tác giả đặt phần này ở đầu tiên. *** Thông số cơ bản: Kích thước: 16 x 24 cm Số trang: 720 trang Khối lượng: 500gr. Năm xuất bản: 2022 *** #sử_ký_bản_kỷ_biểu #tư_mã_thiên #Đinh_TịGiá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan

*Sản phẩm được thu thập tự động để tiếp thị. Chúng tôi không bán hàng.