Bạn Càng Mạnh Mẽ Thế Giới Càng Công Bằng (Vượt Qua Rào Cản Tâm Lý Để Thành Công Trong Công Việc)
Bạn Càng Mạnh Mẽ Thế Giới Càng Công Bằng (Vượt Qua Rào Cản Tâm Lý Để Thành Công Trong Công Việc)
Bạn Càng Mạnh Mẽ Thế Giới Càng Công Bằng (Vượt Qua Rào Cản Tâm Lý Để Thành Công Trong Công Việc)
Bạn Càng Mạnh Mẽ Thế Giới Càng Công Bằng (Vượt Qua Rào Cản Tâm Lý Để Thành Công Trong Công Việc)
Bạn Càng Mạnh Mẽ Thế Giới Càng Công Bằng (Vượt Qua Rào Cản Tâm Lý Để Thành Công Trong Công Việc)
Bạn Càng Mạnh Mẽ Thế Giới Càng Công Bằng (Vượt Qua Rào Cản Tâm Lý Để Thành Công Trong Công Việc)
Bạn Càng Mạnh Mẽ Thế Giới Càng Công Bằng (Vượt Qua Rào Cản Tâm Lý Để Thành Công Trong Công Việc)
1 / 1

Bạn Càng Mạnh Mẽ Thế Giới Càng Công Bằng (Vượt Qua Rào Cản Tâm Lý Để Thành Công Trong Công Việc)

5.0
126 đánh giá

Vượt qua rào cản tâm lý để thành công trong công việc _ Patrick King “Bạn cảm thấy công việc của mình thật khốn khổ. Bạn căm ghét đồng nghiệp. Một ngày đi làm của bạn dài đằng đẵng. Bạn không bao giờ có thể tiến xa hơn vị trí hiện tại. Bạn không say mê công việc của m

87.900
Share:

Vượt qua rào cản tâm lý để thành công trong công việc _ Patrick King “Bạn cảm thấy công việc của mình thật khốn khổ. Bạn căm ghét đồng nghiệp. Một ngày đi làm của bạn dài đằng đẵng. Bạn không bao giờ có thể tiến xa hơn vị trí hiện tại. Bạn không say mê công việc của mình. Mâu thuẫn cứ mỗi ngày một tăng lên, còn cơ hội và khát khao của bạn thì giảm dần theo tuổi tác.” Có ai lại chưa từng trải qua những cảm giác như vậy? Nhưng nếu đủ mạnh mẽ, bạn sẽ có thể vượt qua tất cả những khó khăn này, dùng chúng làm bàn đạp để bứt phá tới thành công trong tương lai. Hãy đọc cuốn sách này, thực hành từng bước nhỏ mà tác giả đã vạch ra, rồi thành công sẽ đợi bạn nơi cuối đường. Cuốn sách self-help, truyền cảm hứng này dạy chúng ta cách vượt qua những trở ngại trong cuộc sống hằng ngày để đạt được thành công. Nội dung sách được chia làm 5 chương: - Chương 1 - Dừng việc suy nghĩ quá mức - Chương 2 - Chọn thiên hướng hành động - Chương 3 - Tư duy hành động - Chương 4 - Tối đa hóa động lực - Chương 5 - Không trì hoãn 2. Những trích dẫn tâm đắc: - Suy nghĩ quá mức (overthinking) chắc chắn là thiên địch của việc bắt tay vào hành động. Nó chính là kẻ thù truyền kiếp của sự bắt đầu, thậm chí đôi lúc còn khiến chúng ta cảm thấy quá sức mệt mỏi mà lầm tưởng rằng mình đã hoàn thành công việc. Thường thì chúng ta sẽ có xu hướng suy nghĩ quá mức khi không thể phân định rõ ràng giữa mức độ chăm chỉ hợp lí và mức độ ám ảnh cực đoan. - Người ta thường nói, mỗi khi gặp rắc rối, đà điểu lại vùi đầu xuống cát theo bản năng, bởi chúng cảm thấy như vậy thật an toàn. Nó được coi như một cơ chế bảo vệ, giống như kiểu “xa mặt cách lòng”. Trong thế giới tài chính, Hội chứng đà điểu ám chỉ việc các nhà đầu tư phớt lờ việc xem xét cổ phiếu và thông tin liên quan nếu họ biết rằng có khả năng các con số sẽ bị giảm. Nó đề cập tới xu hướng tránh xác nhận nguy hiểm hay rắc rối sắp xảy ra để cảm thấy an toàn hơn của con người. Dường như sự ngu ngốc có chủ ý này lại được ưa chuộng hơn là việc chủ động nhìn nhận rõ tiêu cực. Dù có vẻ thiếu logic, nhưng chắc chắn hành động này mang lại hiệu ứng tâm lí rất tốt. Nó cho phép chúng ta chối bỏ những cảm giác tồi tệ nhất, bởi chúng ta không thể chắc chắn liệu chúng có thực sự tồn tại hay không. Khi bỏ qua phần thực tế của tình huống, chúng ta sẽ không cần phải đối mặt với nó, ngay cả khi tin chắc rằng rắc rối có thể đang rình rập quanh quẩn ngay đây thôi. - Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Colin Powell có một quy tắc đúc kết dựa trên kinh nghiệm cá nhân về cách để đi đến hành động. Ông nói rằng bất cứ khi nào phải đối mặt với một lựa chọn khó khăn, bạn nên có không dưới 40% và không quá 70% thông tin cần thiết để đưa ra quyết định. Trong phạm vi đó, bạn sẽ có vừa đủ thông tin để đưa ra lựa chọn sáng suốt, nhưng cũng không quá mức để khiến bạn mất quyết tâm và chỉ tiếp tục quan sát tình hình. - Một diễn viên hài nổi tiếng từng có một nhận định hết sức thông minh về vấn đề này, “Quy tắc của tôi là nếu bạn có điều gì đó hoặc ai đó được 70% chấp thuận, hãy hành động đi, vì điều sau đây sẽ xảy ra. Việc những lựa chọn khác lập tức bị loại bỏ sẽ đưa tỉ lệ của bạn lên tới 80%, vì nỗi phiền hà của việc do dự đã chấm dứt.” Điều này giống những gì mà cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Colin Powell đã nói về vấn đề này đến mức đáng ngạc nhiên. - Bước đầu tiên để áp dụng tư duy hành động là hiểu rõ được cách thức để khiến động lực xuất hiện. Mọi thứ sẽ đơn giản hơn gấp năm triệu lần để đạt được mục tiêu nếu chúng ta biết cách thúc đẩy bản thân mọi lúc mọi nơi. Nó giống như việc có một nút bấm thần kì nào đó đẩy chúng ta ra khỏi giường và buộc chúng ta phải làm việc. Bất cứ khi nào năng lượng giảm sút, chúng ta có thể nhấn lại nút và tiêm một liều thuốc của những điều tốt đẹp, rồi hiệu quả sẽ quay trở lại. “Liều thuốc” hợp pháp phổ biến nhất mà chúng ta có là cà phê, nhưng kể cả cà phê cũng sẽ có hiệu suất giảm dần. - Ví dụ, bạn có ý định sẽ cải thiện bản thân ở nơi làm việc. Có lẽ bạn đang hướng đến việc được thăng chức hoặc tăng lương. Một số người trong chúng ta có thể bị cám dỗ để chỉ nghĩ về những điều mình sẽ làm tốt hơn, tự ghi công và tự thưởng cho bản thân vì những suy nghĩ đó mà thực sự không làm một việc gì cả. Thay vào đó, hãy chuyển ý định đó thành bốn bước nhỏ và cụ thể có thể giúp bạn đạt được mục tiêu này. Ngay cả những việc nhỏ như xuất hiện đúng giờ hoặc phát biểu trong các cuộc họp cũng có thể tạo ra một tác động nào đó. Những bước cụ thể này sẽ giúp hiện thực hóa ý định tốt của bạn, cũng như tạo ra tinh thần trách nhiệm để bạn luôn đi đúng hướng.Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan

*Sản phẩm được thu thập tự động để tiếp thị. Chúng tôi không bán hàng.