Xã Hội Tỉnh Táo - Erich Fromm - Lê Phương Anh dịch - (bìa mềm)
Xã Hội Tỉnh Táo - Erich Fromm - Lê Phương Anh dịch - (bìa mềm)
Xã Hội Tỉnh Táo - Erich Fromm - Lê Phương Anh dịch - (bìa mềm)
1 / 1

Xã Hội Tỉnh Táo - Erich Fromm - Lê Phương Anh dịch - (bìa mềm)

0.0
0 đánh giá

Xã Hội Tỉnh Táo - Erich Fromm - Lê Phương Anh dịch - (bìa mềm) - Giá bìa: 268.000đ 15 năm sau cuộc điều tra về ý nghĩa của tự do với con người hiện đại trong tác phẩm “Trốn thoát tự do”, nhà phân tâm học nổi tiếng người Đức Erich Fromm sẽ tiếp tục đưa ra khám phá quan

268.000₫
-10%
241.000
Share:
Nhà Sách Khai Minh

Nhà Sách Khai Minh

@nha-sach-khai-minh
4.8/5

Đánh giá

163

Theo Dõi

192

Nhận xét

Xã Hội Tỉnh Táo - Erich Fromm - Lê Phương Anh dịch - (bìa mềm) - Giá bìa: 268.000đ 15 năm sau cuộc điều tra về ý nghĩa của tự do với con người hiện đại trong tác phẩm “Trốn thoát tự do”, nhà phân tâm học nổi tiếng người Đức Erich Fromm sẽ tiếp tục đưa ra khám phá quan trọng về những căn bệnh sâu xa của xã hội hiện đại trong cuốn sách “Xã hội tỉnh táo”. Không chỉ một bệnh nhân ở nhà thương điên tin chắc rằng mọi người đều điên, chỉ riêng anh ta tỉnh. Còn chúng ta thì sao? Ai cũng cho rằng chúng ta, những người sống ở phương Tây thế kỷ 20, đều vô cùng tỉnh táo. Ngay cả khi thực tế là rất nhiều người trong chúng ta mắc các chứng tâm thần ít nhiều nghiêm trọng cũng chẳng khiến ai nghi ngờ về tiêu chuẩn sức khỏe tâm thần chung. Liệu chúng ta có thể chắc rằng mình đang không tự lừa mình dối người? 15 năm sau cuộc điều tra về ý nghĩa của tự do với con người hiện đại trong tác phẩm “Trốn thoát tự do”, nhà phân tâm học nổi tiếng người Đức Erich Fromm sẽ tiếp tục đưa ra khám phá quan trọng về những căn bệnh sâu xa của xã hội hiện đại trong cuốn sách “Xã hội tỉnh táo” của mình. Ở tác phẩm này, Erich Fromm tiến xa hơn và đặt ra câu hỏi: “Liệu một xã hội có thể bị bệnh?” Ông cho thấy rằng điều đó có thể xảy ra, lập luận rằng văn hóa phương Tây đang đắm chìm trong “bệnh lý của sự bình thường”, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của các cá nhân. Trong “Xã hội tỉnh táo”, Fromm phê bình và phân tích tâm lý xã hội tư bản công nghiệp hiện đại và những công dân nhất định bị tha hóa của nó. Nhưng hơn thế, ông cũng đưa ra những gợi ý để vận hành một xã hội lành mạnh, tỉnh táo — ý tưởng rằng “tiến bộ chỉ có thể xảy ra khi đồng thời thay đổi các lĩnh vực kinh tế, xã hội-chính trị và văn hóa; nếu chỉ giới hạn tiến bộ trong một lĩnh vực tức là hủy hoại tiến bộ ở mọi lĩnh vực”. Bởi vậy, sâu xa hơn một “bản cáo trạng”, đây là cuốn sách “dũng cảm với mục tiêu đạo đức cao cả”, hướng về tình yêu và tự do của con người chúng ta. Đánh giá/nhận xét của chuyên gia về cuốn sách Xã Hội Tỉnh Táo “Một đóng góp xuất sắc cho bộ sưu tập ngày càng nhiều những phản ánh tâm lý xã hội về thời hiện đại.” – The Washington Post “Người ta bị mê hoặc từ trang này sang trang khác bởi tính sắc bén của phân tích, tính cụ thể của cách trình bày và vẻ đẹp của phong cách.” - Paul Tillich “Một cuốn sách dũng cảm với mục tiêu đạo đức cao cả… một bản cáo trạng không khoan nhượng đối với xã hội đương thời.” - Guide to Psychiatric and Psychological Literature “Tư tưởng của Fromm xứng đáng nhận được sự chú ý quan trọng của tất cả những người quan tâm đến thân phận con người và tương lai của nhân loại.” - The Washington Post Trích đoạn hay trong cuốn sách Xã Hội Tỉnh Táo Ai cũng cho rằng chúng ta, những người sống ở phương Tây thế kỷ 20, đều vô cùng tỉnh táo. Ngay cả khi thực tế là rất nhiều người trong chúng ta mắc các chứng tâm thần ít nhiều nghiêm trọng cũng chẳng khiến ai nghi ngờ về tiêu chuẩn sức khỏe tâm thần chung. Chúng ta chắc chắn rằng đưa ra các phương pháp vệ sinh tinh thần tốt hơn sẽ càng thêm cải thiện tình trạng sức khỏe tâm thần, và chúng ta xem các rối loạn tâm thần hoàn toàn là các sự cố cá nhân, có thể với chút ngạc nhiên khi những sự cố này lại xảy ra quá nhiều ở một nền văn hóa được cho là rất tỉnh táo. (p. 15) Chúng ta đã giảm giờ làm trung bình xuống còn một nửa so với một trăm năm trước. Thời gian rảnh rỗi của chúng ta ngày nay nhiều hơn mức tổ tiên ông cha ta dám mơ ước. Nhưng điều gì đã xảy ra? Chúng ta không biết cách sử dụng số thời gian rảnh mới giành được; chúng ta cố gắng giết số thời gian đó rồi mừng rỡ khi một ngày nữa đã trôi qua. (tr. 18) Thế nhưng rất nhiều bác sĩ tâm thần và nhà tâm lý học từ chối nghĩ về quan điểm: xã hội nói chung có thể đang thiếu sự tỉnh táo. Họ cho rằng vấn đề sức khỏe tâm thần trong xã hội chỉ là một số cá nhân “không thích ứng được” chứ không phải do chính nền văn hóa không thể tự điều chỉnh. Cuốn sách này bàn tới vấn đề thứ hai; không phải bệnh lý cá nhân, mà là bệnh lý của tính bình thường, đặc biệt với bệnh lý của xã hội phương Tây đương đại. (tr. 19) … [T]uyên bố rằng con người có thể sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào chỉ đúng một nửa; phải bổ sung thêm một tuyên bố khác: nếu sống trong những hoàn cảnh trái với bản chất của mình cũng như những yêu cầu cơ bản cho sự phát triển và sự lành mạnh của con người, anh ta không thể không phản kháng; chắc hẳn anh ta sẽ sa đọa và lụi tàn, hoặc sẽ tạo ra những điều kiện phù hợp hơn với các nhu cầu của mình. (tr. 37) Sự tồn tại của động vật là một sự hài hòa giữa con vật và tự nhiên; tất nhiên, không theo nghĩa các điều kiện tự nhiên thường không đe dọa động vật và không ép nó phải chiến đấu quyết liệt để tồn tại, mà theo nghĩa động vật được tự nhiên trang bị để đương đầu với chính những hoàn cảnh nó gặp phải, giống như hạt giống của cây được tự nhiên phú cho khả năng tận dụng các điều kiện đất đai, khí hậu, , nhờ thế thích nghi trong quá trình tiến hóa. (tr.41) Chỉ có duy nhất một đam mê thỏa mãn nhu cầu hợp nhất bản thân với thế giới, cùng lúc có được với cảm giác toàn vẹn và tính cá nhân, đó chính là tình yêu. Tình yêu là kết hợp với một người, hay một thứ, bên ngoài mình, với điều kiện giữ được sự riêng biệt và toàn vẹn của chính bản thân người đó. Người lớn nào cũng cần giúp đỡ, hơi ấm, sự bảo vệ theo nhiều cách khác nhau, thế nhưng ở nhiều chỗ lại tương tự với nhu cầu của trẻ nhỏ. Liệu có đáng ngạc nhiên khi phát hiện ra người lớn bình thường khao khát sâu kín có được sự an toàn và có nguồn cội mà mối quan hệ với người mẹ từng cho anh ta? Phải chăng không thể mong đợi anh ta từ bỏ khao khát mãnh liệt ấy, trừ phi anh ta tìm cách khác để bám rễ? Xã hội có thể có cả hai chức năng; nó có thể thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của con người, và cũng có thể cản trở nó; thực tế hầu hết xã hội thực hiện cả hai, và câu hỏi đặt ra chỉ là ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của chúng được thực hiện tới mức nào và theo các hướng nào. (tr.113) Con người tự do nhất định sẽ bất an; con người biết suy nghĩ nhất định sẽ bất an. (tr. 290) Câu Quote hay trong cuốn sách Xã Hội Tỉnh Táo Nhiệm vụ của “ngành khoa học con người” là cuối cùng rút ra một mô tả chính xác về những gì xứng đáng được gọi là bản chất con người. (tr. 28) Tương tự như con người biến đổi thế giới xung quanh, anh ta cũng biến đổi bản thân trong quá trình lịch sử. Có thể nói, con người tự sáng tạo ra chính mình. (tr. 29) Chuyện hàng triệu người có cùng những thói hư tật xấu không khiến những thói tật đó thành đúng đắn, họ có cùng những sai lầm không khiến những sai lầm đó thành lẽ phải, và hàng triệu người có cùng những dạng bệnh lý tâm thần không khiến những người này tỉnh táo. (tr. 31) Con người là động vật duy nhất có thể cảm thấy buồn chán, có thể cảm nhận mình bị đuổi khỏi Thiên Đàng. Con người là động vật duy nhất nhận thấy sự tồn tại của mình là một vấn đề phải giải quyết và không thể trốn thoát. Anh ta không thể quay lại trạng thái hòa hợp với tự nhiên ở giai đoạn tiền nhân loại; anh ta phải tiếp tục phát triển lý trí cho tới khi trở thành người làm chủ tự nhiên và chính bản thân. Như vậy, sự ra đời, theo nghĩa thông thường của từ này, chỉ là sự khởi đầu của việc sinh ra theo nghĩa rộng hơn. Cả cuộc đời của một cá nhân chẳng là gì ngoài quá trình sinh ra chính mình; thực vậy, chúng ta sẽ được sinh ra trọn vẹn khi chúng ta chết đi – mặc dù số phận đáng buồn của phần lớn các cá nhân là chết trước khi được sinh ra. Trong hành động yêu, tôi là một với Tất cả, nhưng tôi vẫn là chính tôi, một con người phàm tục, hữu hạn, riêng biệt, độc nhất. Sự tiến hóa của loài người là kết quả của sự phát triển văn hóa, chứ không do sự thay đổi hữu cơ. Các mối quan hệ giữa con người trong thời chúng ta chẳng có nhiều tình yêu hay hận thù. Đúng hơn là có sự thân thiện giả tạo, và một sự công bằng cực kỳ giả tạo, nhưng đằng sau bề ngoài đó là sự xa cách và hờ hững. (tr. 207) Máy móc thay vì thế cho năng lượng con người, thì con người trở thành thứ thay thế cho máy móc. Có thể định nghĩa lao động của con người là thực hiện những hành vi mà máy móc chưa thể thực hiện được. (tr. 267) Thông tin tác giả Erich Fromm Sinh (1900 -1980) là nhà phân tâm học người Đức, người nằm giữa giai đoạn chuyển tiếp từ Phân tâm học của Sigmund Freud đến tân Freud, người đã kết hợp lý thuyết của Freud và học thuyết của Karl Marx để tạo một hướng đi riêng có nhiều đóng góp và ảnh hưởng trong lĩnh vực Phân tâm học xã hội. Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Công ty phát hành

Omega Plus

Ngày xuất bản

2023-02-01 00:00:00

Dịch Giả

Lê Phương Anh

Loại bìa

Bìa mềm

Số trang

520

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Thế Giới

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan

*Sản phẩm được thu thập tự động để tiếp thị. Chúng tôi không bán hàng.