Thiền Uyển Kế Đăng Lục
1 / 1

Thiền Uyển Kế Đăng Lục

0.0
0 đánh giá
1 đã bán

Thiền Uyển Kế Đăng Lục Tác giả: Sa môn Như Sơn Nhà xuất bản: NXB Hồng Đức Số trang: 464 Hình thức bìa: Bìa mềm Ngày xuất bản: 10/2015 --- Phật Tổ truyền đăng, vốn từ cành hoa đức Thế Tôn; Thầy trò trao nhau, nhân vì nụ cười ngài Ca Diếp. Lấy tâm ấn tâm, tịch lời ngầm

179.000
Share:
AN HOA BOOK

AN HOA BOOK

@an-hoa-book
4.9/5

Đánh giá

54

Theo Dõi

189

Nhận xét

Thiền Uyển Kế Đăng Lục Tác giả: Sa môn Như Sơn Nhà xuất bản: NXB Hồng Đức Số trang: 464 Hình thức bìa: Bìa mềm Ngày xuất bản: 10/2015 --- Phật Tổ truyền đăng, vốn từ cành hoa đức Thế Tôn; Thầy trò trao nhau, nhân vì nụ cười ngài Ca Diếp. Lấy tâm ấn tâm, tịch lời ngầm hiểu. Bởi do tâm là nguồn gốc của muôn pháp, thanh tịnh vắng lặng, thiêng sáng không mờ, chẳng thể dùng sắc tướng tìm cầu, không đem tỷ lượng để so sánh. Thế rồi, tiếp nối đến 28 đời, một bông hoa xòe năm cánh, hai cội quế mãi xanh tươi, làm rạng ngời Phật Tâm Tông muôn thuở. Tuy rằng “Truyền ngoài giáo điển, chỉ thẳng nguồn tâm, thấy tánh thành Phật, không lập văn tự”. Vậy mà, Thiền Tạng lưu hành, Ngữ Lục truyền bá. Tất cả đều là phương tiện, chỉ thẳng đương cơ, nêu ngay danh tướng. Nguồn thiền từ thuở ban đầu đã lưu bố khắp các quốc gia Đại thừa Phật giáo, ảnh hưởng rất lớn đến nền văn hóa của các dân tộc và đã gắn kết với quê hương Việt Nam ta trên 2000 năm lịch sử. Các sách ghi chép về sự truyền thừa các phái thiền tại nước ta có: Thiền Uyển Tập Anh, Thánh Đăng Lục, Tam Tổ Thực Lục, Kế Đăng Lục, Lịch Truyện Tổ Đồ, Khóa Hư Lục, Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục, Thích Song Tổ ấn Tập, v.v. Trong đó, Kế Đăng Lục được biết đến khá nhiều, nhờ sách được khắc in lại nhiều lần. Nói đến bộ “Thiền Uyển Kế Đăng Lục” nầy, còn gọi tên là “Ngự Chế Thiền Uyển Thống Yếu Kế Đăng Lục” gọi tắt là “Kế Đăng Lục”, do Thiền sư Như Sơn Chùa Hồng Phúc soạn vào năm Giáp Dần (1734) hoàng triều nhà Lê. Sách được chia làm ba quyển: - Quyển nhất (I) ghi chép sơ lược về lịch sử 7 vị Phật trong đời quá khứ, 28 Tổ Ấn Độ và 6 Tổ Trung Hoa.- Quyển tả (II) ghi chép về sự truyền thừa của dòng Lâm Tế từ Thiền sư Nam Nhạc Hoài Nhượng đến các Thiền sư Việt Nam phái Chuyết Công như Viên Văn Chuyết Chuyết, Minh Lương, Chân Nguyên…- Quyển hữu (III) ghi chép về sự truyền thừa của dòng Tào Động từ Thiền sư Thanh Nguyên Hành Tư đến hai Thiền sư Việt Nam là Thủy Nguyệt Thông Giác, Tông Diễn Chân Dung. Sách được trang trí khá đẹp, khi mở ra ta thấy mặt trước của mỗi trang là hình ảnh Chư Phật, Chư Tổ minh họa với đường nét chạm trổ tinh sảo sống động, mặt sau là lược nêu về hành trạng. Đây là một bộ sách có giá trị nhiều khía cạnh, nhất là xác định sự truyền đăng của hai dòng Lâm Tế, Tào Động được lưu truyền tại miền Bắc Việt Nam, đóng góp cho việc nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam từ thời hậu Lê đến triều Nguyễn. Thiền bình thường giản dị, hiện hữu bên thân chúng ta trong mọi thời khắc, thiền là bản tánh tự tâm của chúng ta, thiền là cảnh giới lìa ý niệm, ngay nơi tâm mà khế nhập. Có thiền rồi chúng ta sẽ có một cái nhìn mới hơn về tự tâm. Có thiền, khiến cho tâm linh của chúng ta cởi bỏ mọi ràng buộc một cách triệt để. Có thiền, chúng ta sẽ đối mặt thẳng vào sự sanh tử và nhất định có phần tự tại thong dong vượt khỏi thường tình. Thiền đả phá những khuôn mẫu văn tự rườm rà, vượt khỏi phạm vi ngoại tướng, lấy người làm căn bổn quan trọng để thể ngộ nội tâm, siêu việt hẳn cảm tánh và lý tánh, nhằm thể nghiệm vào tầng sâu xa của tâm linh, thiền ngộ tức là cảnh giới chơn thật bất hư. Thiền đạo tự nhiên, thiền chỗ nào cũng hiện diện: “Xanh xanh trúc biếc chính là Bát nhãNgào ngạt hoa vàng đều là Chân đế” Trong đại tự nhiên một gốc cây một ngọn cỏ, dù người hay sự việc đều là những diệu cảnh để hành giả thâm nhập thiền quán. Dù rằng “Không không sắc sắc; Sắc sắc không không”, nhưng đâu thể vượt ngoài danh tướng. Do tâm mê đắm vào ngoại cảnh, luôn luôn đem tâm linh và ngoại cảnh tách biệt nhau, vì vậy cuộc sống sẽ trở nên nặng nề mệt mỏi, khiến cho chúng ta khó mà thể hội được đầy đủ ý vị của thiền cơ trong đời sống hằng ngày. Tiết tấu sinh hoạt của con người thời hiện đại, đang trong tiến trình khẩn trương cao độ, trầm trọng hơn là nguy cơ sanh tồn trong phạm vi đầy dẫy áp lực và cạnh tranh, khiến cho chúng ta rất mệt nhọc bôn ba. Nhân thế mà ít có thời gian để cảm nhận ra một cành hoa dại đang xòe nở bên vệ đường, cội cây xanh tươi, hạt sương long lanh đọng trên phiến lá khi bình minh vừa thức dậy, cánh chim chập chờn bay về tổ ấm trong ráng chiều ửng đỏ, đám mây lững lờ giữa bầu trời cao rộng thênh thang, ánh trăng lung linh huyền dịu sáng soi trong đêm dài lộng gió… Thiền giúp ta về với chính mình để nhận ra nguồn suối yêu thương trong mát tuôn chảy bất tận trong tâm thức của mỗi con người, cho dù dòng đời không êm ái. Mong rằng, như có ai khi gặp sách nầy, khơi dậy được nguồn tâm, lộ bày vô vị chân nhân, làm xong bổn phần sự, mở toang bản lai diện mục. Dẹp tan não phiền đề trăng tâm bừng sáng; Dứt sạch bụi hồng cho huệ nhật hằng soi. Từ đây mà được khế cơ linh cảm, vào chốn thiền ngộ thực tại đang là. Nguyện đem công đức hồi hướng đến bốn ơn ba cõi, cùng khắp chúng sanh, đồng vào thể tánh chơn như, chóng sang bờ giác. Xin ghi nhận nơi đây lời tri ân thành thật với những bậc giáo thọ sư, song thân, thiện hữu, tín chủ Phật tử, đã trợ duyên để thực hiện xong bản dịch nầy. Ngoài hiên phũ trắng cơn mưaThiền môn an tĩnh lưa thưa canh chàyGió đùa chiếc lá lung layLặng nhìn làn khói quyện bay sương mờ. ---------------------- Nha Mân, mùa an cư 2015.- Thích Thiện Phước Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Công ty phát hành

Tổ In ấn và Phát hành kinh sách

Ngày xuất bản

2015-09-01 16:17:52

Loại bìa

Bìa mềm

Số trang

465

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Hồng Đức

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan

*Sản phẩm được thu thập tự động để tiếp thị. Chúng tôi không bán hàng.