Sách - Thập kỉ tiếp theo
1 / 1

Sách - Thập kỉ tiếp theo

0.0
0 đánh giá

Thập kỉ tiếp theo Cuốn sách Thập kỉ tiếp theo viết về tương quan giữa sức mạnh đế quốc, nền cộng hòa và việc triển khai sức mạnh trong mười năm tới. Cuốn sách mang tính cá nhân hơn cuốn Thế kỉ tiếp theo (The Next 100 Years) vì tôi đề cập đến mối quan tâm lớn nhất của

245.000₫
-10%
220.500
Share:
Tiệm sách Bảo Nam

Tiệm sách Bảo Nam

@tiem-sach-bao-nam
4.9/5

Đánh giá

523

Theo Dõi

1.640

Nhận xét

Thập kỉ tiếp theo Cuốn sách Thập kỉ tiếp theo viết về tương quan giữa sức mạnh đế quốc, nền cộng hòa và việc triển khai sức mạnh trong mười năm tới. Cuốn sách mang tính cá nhân hơn cuốn Thế kỉ tiếp theo (The Next 100 Years) vì tôi đề cập đến mối quan tâm lớn nhất của mình, đó là sức mạnh của nước Mĩ sẽ làm suy yếu nền cộng hòa của nó. Tôi không phải là người chủ trương chối từ sức mạnh. Tôi hiểu không có sức mạnh thì không thể có nền cộng hòa. Nhưng tôi muốn đặt vấn đề là nước Mĩ nên hành xử như thế nào trên trường quốc tế để vừa thể hiện được sức mạnh trong khi vẫn gìn giữ được nền cộng hòa. Tôi muốn cùng độc giả xem xét hai chủ đề sau. Thứ nhất là khái niệm đế quốc không chủ ý. Tôi sẽ chứng minh rằng nước Mĩ trở thành đế quốc không phải vì nước Mĩ muốn như vậy, mà là vì lịch sử đã diễn ra theo chiều hướng đó. Tranh luận nước Mĩ có phải là đế quốc hay không là vô nghĩa. Nước Mĩ là một đế quốc. Do đó, chủ đề thứ hai là cách quản lí một đế quốc và đối với tôi, câu hỏi quan trọng nhất ẩn sau điều này là nền cộng hòa có thể tồn tại hay không. Nước Mĩ lập nên nhằm chống lại đế quốc Anh. Mỉa mai thay, và bất ngờ thay, di sản những nhà lập quốc để lại cho chúng ta giờ lâm vào thế lưỡng nan này. Có nhiều lối đi để thoát khỏi định mệnh này, nhưng đều bất khả thi. Các quốc gia chuyển dịch theo tiến trình và sự ràng buộc của lịch sử và lịch sử thì không có chỗ cho sự đa cảm khi xét về hệ tư tưởng hay sở thích. Chúng ta là chúng ta như phải thế. Tôi không rõ nền cộng hòa Mĩ có thể trụ vững trước áp lực của sức mạnh đế quốc, hay nước Mĩ có thể tồn tại sau giai đoạn là một đế quốc không được quản lí đúng cách hay không. Nói cách khác, liệu có chăng cách quản lí một đế quốc tương thích với những đòi hỏi của một nền cộng hòa? Tôi thực sự không rõ. Tôi chỉ biết rằng nước Mĩ vẫn sẽ là một thế lực mạnh của thế giới trong thập kỉ tiếp theo - và trong cả thế kỉ tới - nhưng không thể biết nước Mĩ sẽ đi theo chế độ nào. Tôi nhiệt tình ủng hộ một nền cộng hòa. Chính nghĩa có thể không phải là mối quan tâm của lịch sử, nhưng là mối quan tâm của tôi. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về mối quan hệ giữa đế quốc và cộng hòa, và kết luận duy nhất tôi rút ra là nếu có một mô hình chính thể nào cứu vãn được nền cộng hòa thì chỉ có thể là mô hình cộng hòa tổng thống. Điều này thật kì quặc vì tổng thống chế là mô hình mang tính đế quốc nhất trong tất cả các mô hình chính thể (một thể chế đơn lẻ do một người duy nhất đại diện). Tuy nhiên, đó cũng là mô hình dân chủ nhất, vì tổng thống là chức vụ duy nhất được toàn thể người dân của quốc gia lựa chọn ra, một nhà lãnh đạo duy nhất và quyền lực nhất. Để hiểu được điều này, tôi nghiên cứu ba vị tổng thống đã khiến nước Mĩ trở nên vĩ đại. Người đầu tiên là Abraham Lincoln, ông đã cứu vãn nền cộng hòa. Người thứ hai là Franklin Roosevelt, ông đã mang lại cho nước Mĩ các đại dương bao la của thế giới. Và người thứ ba là Ronald Reagan, ông đã làm suy yếu Liên Xô và đặt nền móng cho sức mạnh đế quốc của nước Mĩ. Mỗi người trong số họ đều là một cá nhân hết mực đức hạnh, nhưng cũng là những người sẵn sàng nói dối, vi phạm pháp luật và đi ngược lại nguyên tắc để đạt được mục đích của quốc gia. Họ là hiện thân cho nghịch lí của cái mà tôi gọi là mô hình Tổng thống kiểu Machiavelli, một mô hình chính thể có khả năng dung hòa nhất giữa dối trá và công bằng để giữ đúng lời hứa của nước Mĩ. Tôi không nghĩ chính nghĩa là một khái niệm đơn giản, hay sức mạnh chỉ đơn thuần là hiện thân của những ý định tốt đẹp. Chủ đề của cuốn sách này, áp dụng cho mọi khu vực trên thế giới, là chính nghĩa có được từ sức mạnh và sức mạnh chỉ có thể có được từ một mức độ tàn nhẫn mà đa số chúng ta không thể chấp nhận. Bi kịch của chính trị là mâu thuẫn giữa giới hạn của những ý định tốt và sự cần thiết của quyền lực. Đôi khi mâu thuẫn này tạo ra những điều tuyệt vời. Đó là trong trường hợp của Lincoln, Roosevelt và Reagan, nhưng không có gì đảm bảo điều tương tự sẽ xảy ra trong tương lai. Việc đó đòi hỏi sự vĩ đại. Địa chính trị mô tả những gì xảy ra với các quốc gia, nhưng rất ít đề cập đến chế độ mà các quốc gia sẽ đi theo. Tôi tin rằng trừ phi hiểu được bản chất của quyền lực và nắm vững nghệ thuật cầm quyền, nếu không chúng ta không có khả năng lựa chọn hướng đi cho chế độ của mình. Vì vậy, không có gì mâu thuẫn khi tôi nói rằng nước Mĩ sẽ thống trị thế kỉ tiếp theo nhưng vẫn có thể mất đi linh hồn nền cộng hòa của nó. Tôi hi vọng là không, vì tôi còn có con và cháu - tôi không tin cái giá của sức mạnh đế quốc đáng để đánh đổi bằng nền cộng hòa. Tôi cũng biết chắc rằng lịch sử không quan tâm đến những gì tôi hay người khác nghĩ. Do đó, cuốn sách này sẽ xem xét các vấn đề, cơ hội và thách thức của mười năm tiếp theo. Các liên minh bất ngờ sẽ được hình thành, những căng thẳng không ngờ đến sẽ gia tăng và các làn sóng kinh tế sẽ dâng lên rồi rút đi. Không có gì ngạc nhiên, cách mà nước Mĩ (cụ thể là Tổng thống Mĩ) tiếp cận những sự kiện này sẽ là kim chỉ nam cho sự vững mạnh hoặc đổ vỡ của nền cộng hòa. Một thập kỉ thú vị đang ở phía trước.Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hàng chính hãng

Công ty phát hành

NXB Tri Thức

Loại bìa

Bìa mềm

Số trang

528

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Tri Thức

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan

*Sản phẩm được thu thập tự động để tiếp thị. Chúng tôi không bán hàng.