Sách - Quá trình thay đổi nhận thức ở trẻ em là nền tảng của thực hành sư phạm (Tám bài giảng)
Quá trình thay đổi nhận thức ở trẻ em là nền tảng của thực hành sư phạm (Tám bài giảng) Đầu năm 1919, Rudolf Steiner được Giám đốc Công ti Tố l.á Waldorf Astoria tại thành phố Stuttgart, Đức mời nói chuyện với công nhân nhà máy về những động lực xã hội mới cần có tron
Tiệm sách Bảo Nam
@tiem-sach-bao-namĐánh giá
Theo Dõi
Nhận xét
Quá trình thay đổi nhận thức ở trẻ em là nền tảng của thực hành sư phạm (Tám bài giảng) Đầu năm 1919, Rudolf Steiner được Giám đốc Công ti Tố l.á Waldorf Astoria tại thành phố Stuttgart, Đức mời nói chuyện với công nhân nhà máy về những động lực xã hội mới cần có trong thế giới hiện đại. Sau khi nghe ông chia sẻ, các công nhân nhà máy đã đề nghị Rudolf Steiner giúp họ phát triển một nền giáo dục cho con cái dựa trên kiến thức về con người và xã hội như ông đã chỉ ra. Đến cuối tháng 4 năm đó, một trường học mới dành cho con cái của các công nhân này, trường Waldorf đầu tiên, được quyết định thành lập. Ngày nay, phong trào trường Waldorf (hay phong trào trường Rudolf Steiner) là một trong những phong trào trường học độc lập lớn nhất và có lẽ là phát triển nhanh nhất thế giới. Năm 1984, có hơn 300 trường trên toàn thế giới, từ khắp châu Âu cho đến Mĩ, Canada, Nam Mĩ, Nam Phi, Úc và New Zealand. Đến năm 1995, kỉ niệm 75 năm phong trào Waldorf, đã có hơn 600 trường học ở gần 40 quốc gia. Dựa trên hiểu biết toàn diện về con người, về sự phát triển chi tiết của trẻ em, cùng chương trình và thực hành giảng dạy hướng tới sự thống nhất trong phát triển trí tuệ, cảm xúc và đạo đức ở mọi mặt, giáo dục Waldorf xứng đáng nhận được sự chú ý của những ai quan tâm đến giáo dục và tương lai của loài người. Cuốn sách này bao gồm nội dung của tám bài giảng và một phần giới thiệu về nghệ thuật chuyển động biểu cảm eurythmy, ban đầu được viết tốc kí, được Rudolf Steiner giảng vào tháng 4 năm 1923 tại Dornach, Thụy Sĩ cho một nhóm giáo viên Waldorf và nhiều người khác từ một số quốc gia châu Âu - ông đặc biệt đề cập đến các đại diện của Cộng hòa Tiệp Khắc - những người đã quan tâm đến giáo dục Waldorf ngay từ thuở sơ khai. Độc giả có thể dễ dàng cảm nhận được sự chủ động dấn thân xuyên suốt các bài giảng này khi Rudolf Steiner giới thiệu các nguyên tắc cơ bản của giáo dục Waldorf, đồng thời thấy được các vấn đề cụ thể phát sinh ngay từ những ngày đầu của phong trào khi ngôi trường đầu tiên chưa được 5 năm tuổi. Độc giả cũng sẽ lập tức bị cuốn vào cuộc thảo luận phong phú về các vấn đề trọng tâm của giáo dục ngày nay. Có lẽ giá trị hữu ích nhất mà lời nói đầu này có thể mang đến cho độc giả chỉ đơn giản là liệt kê một số vấn đề như vậy. Hiểu biết toàn diện của Rudolf Steiner về con người là nền tảng cho toàn bộ phương pháp giáo dục Waldorf. Gần như mọi phong trào cải cách giáo dục hiện đại đều tuyên bố quan tâm đến “giáo dục toàn diện trẻ nhỏ” và giáo dục Waldorf cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, trong giáo dục Waldorf, tuyên bố này không phải là một nguyên tắc chung chung. Thay vào đó, nhiều khía cạnh của con người - gồm thể chất, cảm xúc và trí tuệ cũng như các đặc điểm riêng biệt và vô số mối quan hệ qua lại giữa chúng - được đưa ra một cách cẩn thận và chính xác. Hơn nữa, ý nghĩa thực tế, cụ thể của chúng đối với chương trình giảng dạy, lớp học và xã hội rộng lớn hơn được phát triển chi tiết và theo nhiều cách khác nhau. Nhắc đến con người toàn thể, Rudolf Steiner thường xuyên sử dụng thuật ngữ truyền thống là cơ thể (body), tâm hồn (soul) và tâm linh (spirit). Tuy nhiên, Rudolf Steiner không giới hạn trong các thuật ngữ này. Nhiều độc giả sẽ lập tức thấy quen thuộc với mô tả chi tiết của Steiner về sự phát triển của trẻ em. Và độc giả có thể nhận ra nhiều khía cạnh trong mô tả của ông sau đó đã được xác nhận, trong một số lĩnh vực cụ thể, bởi các nhà tâm lí học giáo dục và phát triển hoạt động độc lập với ông (như Gesell và Piaget). Độc giả cũng có thể thấy một số khác biệt quan trọng cần được các nhà giáo dục thảo luận nhiều hơn nữa. Tương tự, tầm quan trọng được Steiner gán cho những năm đầu đời trước tuổi đến trường - đặc biệt khi liên quan đến toàn bộ cuộc đời của một cá nhân - đã trở thành kim chỉ nam cho hầu như toàn bộ ngành tâm lí học phát triển. Tuy nhiên, không ai khám phá được ý nghĩa giáo dục của những năm đầu đời một cách toàn diện và cẩn trọng như chương trình giảng dạy thực tế và thực hành trong lớp học đã ghi dấu sự nghiệp của Steiner. Một ví dụ được đưa ra trong các bài giảng này là ông cẩn thận mô tả tầm quan trọng của giáo dục và phát triển khi trẻ học đứng, học đi, học nói và suy nghĩ - tất cả đều là tự học - và những ý nghĩa chưa từng được tiết lộ mà những thành tựu đầu đời này có thể mang lại cho cuộc đời của một cá nhân. Trọng tâm mô tả của Steiner về sự phát triển của trẻ em là trẻ biết đến thế giới bằng những cách riêng theo lứa tuổi và giai đoạn phát triển thể chất cũng như chúng là nền tảng thiết yếu cho những hiểu biết khác diễn ra sau đó. Steiner chỉ ra cách chủ yếu để trẻ biết đến thế giới và những thứ khác là thông qua hoạt động cảm giác, thể chất. Thông qua hoạt động thể chất và trên hết là hoạt động bắt chước và vui chơi, trẻ biết đến thế giới và biến thế giới thành của riêng mình. - trích lời nói đầu -Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....
Công ty phát hành
Nhà Xuất Bản Tri Thức
Loại bìa
Bìa mềm
Số trang
372
Nhà xuất bản
Nhà Xuất Bản Tri Thức
Sản Phẩm Tương Tự
ĐÚNG VIỆC (Một Góc Nhìn Về Câu Chuyện Khai Minh) - Giản Tư Trung - tái bản - (bìa cứng)
93.750₫
Đã bán 5
Sản Phẩm Liên Quan
Combo Trọn Bộ Sách PoMath - Toán Tư Duy Cho Trẻ Em 4-6 Tuổi (6 cuốn)
386.100₫
Đã bán 12