Kinh Gốm
Kinh Gốm
Kinh Gốm
1 / 1

Kinh Gốm

0.0
0 đánh giá
2 đã bán

KINH GỐM Tạng tính của tôi hợp với triết Đông hơn là triết Tây. Tôi đọc Kinh Dịch, Lão, Trang, Phật nhưng càng về sau thì càng thích tư tưởng của Phật giáo. Thích tự nhiên chứ không cố gắng gì. Có nhiều con đường để đến với Phật, tịnh độ tông, mật tông, thiền tông… Tô

500.000
Share:
Liên Việt Official Store

Liên Việt Official Store

@lienvietbooks
4.7/5

Đánh giá

491

Theo Dõi

1.009

Nhận xét

KINH GỐM Tạng tính của tôi hợp với triết Đông hơn là triết Tây. Tôi đọc Kinh Dịch, Lão, Trang, Phật nhưng càng về sau thì càng thích tư tưởng của Phật giáo. Thích tự nhiên chứ không cố gắng gì. Có nhiều con đường để đến với Phật, tịnh độ tông, mật tông, thiền tông… Tôi thích thiền tông, thích con đường “đốn ngộ” của Thiền. Quan niệm về cái đẹp của thiền chính là tối giản vì thiền vốn vô ngôn. Chắt lọc, hàm súc, cô đọng là mỹ học thiền. Tôi đến với gốm từ lúc còn là sinh viên. Tuần nào cũng đạp xe sang làng Bát Tràng xem, chơi học hỏi các công đoạn của nghề gốm, than củi, lò bễ, làm đất, tạo hình sản phẩm, vẽ khắc hoa văn, men thuốc, vào lò, ra lò… Thích gốm, mê gốm dẫn đến chơi gốm, sưu tầm gốm cổ Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn (thực chất cũng là học). Như trên đã nói, tôi thích tư tưởng nhà Phật hoàn toàn tự nhiên, với gốm cũng vậy, hữu duyên thôi. Chính thế nên ý tưởng làm triển lãm “Kinh gốm” ra đời. Chọn những câu kinh điển của nhà Phật và những câu thơ Thiền (Việt Nam) viết lên lọ, đĩa gốm kèm minh họa. Những câu này ngắn gọn, có khi chỉ vài ba chữ nhưng chứa đựng những tư tưởng lớn, giản dị mà sâu sắc, rất hiện đại và khoa học. Ví dụ có một cái lọ ghi câu “Thực tướng vô tướng”. Hiểu được vậy thì sẽ hiểu một hạt cải có thể chứa được cả quả núi. Hoặc một vại sành ghi câu “Phiền não tức bồ đề”. Nếu thế gian này không còn phiền não, chỉ có toàn vui vẻ, hạnh phúc thì chả cần tâm Bồ đề, chả cần Bồ tát và Phật cũng “thất nghiệp”. Trong ngũ hành thì Thổ ở giữa, trong Thổ có Kim, có Hỏa, có Thủy, có Mộc. Tất cả đều ở Thổ mà sinh ra rồi khi diệt lại về với Thổ. Chuyện Thổ là chuyện sinh diệt, mà cũng là chuyện người, phận người, cõi người, chuyện Thổ là chuyện thành trụ hoại diệt, chuyện được mất, vui buồn, hạnh phúc, bất hạnh… Thổ ở trung cung, ở giữa cho nên Thổ là đạo vì đạo không nghiêng về bên nào. Tôi thích Thổ vì thích cái sự “trung đạo” của Thổ. Còn một lẽ nữa, Thủy thì chủ động, Thổ chủ tĩnh, tôi thích tĩnh, tĩnh tại, yên tĩnh. Gốm hiểu theo một nghĩa nào đó chính là tam tài thiên địa nhân. Trời cho người ấy cái nghiệp chơi với đất, sống với đất. Gốm nối trời đất và người làm một. Gốm cũng là tam tài đất nước lửa. Thủy hỏa hài hòa, thủy thổ cân bằng đấy là lẽ trời, đấy là đạo. Chỉ có gốm là đủ cả ngũ hành kim mộc thủy hỏa thổ. Gốm là đạo. Tôi không làm được gì ngoài tối giản dù là vẽ tranh, làm tượng, làm gốm hoặc thiết kế đồ họa… Tối giản là tôi, tôi là tối giản. Tối giản là “cá tính cốt tử” của tôi, là ADN, là vân tay, là người nào của ấy, là căn cước tôi – Lê Thiết Cương. Tối giản là thiền, là yên tĩnh, là vô ngôn, là kiệm lời, kiệm hình, kiệm mầu, kiệm nét là nói bằng im lặng, “im lặng sấm sét” Nhà Phật quan niệm, đi tu chính là trở về mình, tìm ra được cái “bản lai diện mục” của mình, kiến tính thành Phật, “ngoái đầu là bờ” giống như nghề nghệ thuật, làm nghệ thuật chính là làm mình, tìm mình, trở về nội tâm của mình. Dự án nghệ thuật Kinh Gốm ngoài hai chuyện Phật và gốm còn thêm một chuyện nữa là chuyện bảo tồn truyền thống vì muốn bảo tồn thì cách tốt nhất là phải làm hiện đại truyền thống ấy, làm mới truyền thống ấy. Phải đưa được mỹ thuật hiện đại vào những Bát Tràng (Hà Nội), Chu Đậu (Hải Dương), Hương Canh (Vĩnh Phúc), Thanh Hà (Hội An) ấy để cho cái vại muối dưa, cái lon giã cua, cái niêu kho cá vừa là nó mà lại là một nó khác, đẹp và hiện đại. Nó phải sống được trong đời sống hiện đại. Phần cuối cuốn sách là những bức tranh vẽ trên chất liệu bột màu / vải màn là chất liệu mà tôi vẽ trong khoảng 15 năm (1990-2005). Sự mộc mạc giản dị của chất liệu này hợp với chất Thiền, đó là lý do tôi “vẽ” thơ thiền Lý – Trần bằng bột màu / vải màn. Tôi viết bình chú, minh họa cho những câu thơ thiền và những câu kinh điển của nhà Phật trên tinh thần ngắn gọn, dễ hiểu và bằng cách hiểu của tôi. Qua gốm, qua hội họa và phần bình chú có thể sẽ giúp cho tư tưởng Phật giáo dễ tiếp cận hơn với mọi người. Trần Nhân Tông có câu: Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch / Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền Nghĩa là: Ở trong nhà mình vốn có sẵn của quý rồi còn phải tìm đâu nữa, trước cảnh mà tâm mình là không thì khỏi cần hỏi thiền là gì? Trong lòng mình vốn đã thích Kinh Phật, thích gốm thì… Kinh Gốm thôi chả thắc mắc gì nữa. Lê Thiết Cương 10.2020------------- Triển lãm Kinh Gốm của họa sĩ Lê Thiết Cương trưng bày hơn 40 lọ gốm của 4 làng nghề: Bát Tràng, Phù Lãng, Hương Canh, Thanh Hà và 13 bức tranh chất liệu bột màu trên vải màn. Thời gian trưng bày từ 2/10 đến 12/10 tại Gallery39a Lý Quốc Sư, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Mở cửa tự doGiá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Công ty phát hành

Liên Việt

Kích thước

26 x 20.5 cm

Loại bìa

Bìa mềm

Số trang

158

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan

*Sản phẩm được thu thập tự động để tiếp thị. Chúng tôi không bán hàng.