Khung pháp lý phát triển công nghệ tài chính: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam - Tái bản chỉnh sửa 2021
1 / 1

Khung pháp lý phát triển công nghệ tài chính: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam - Tái bản chỉnh sửa 2021

0.0
0 đánh giá
2 đã bán

Chủ biên: PGS. TS Hoàng Công Gia Khánh - PGS. TS Trần Hùng Sơn Khổ sách: 16x24cm Tái bản: 12/2021 LỜI GIỚI THIỆU Đổi mới công nghệ trong dịch vụ tài chính hay còn gọi là công nghệ tài chính (Fintech) đã phát triển nhanh chóng trong thập kỷ vừa qua. Các dịch vụ tài chí

168.000
Share:
Quán Sách Socha

Quán Sách Socha

@quan-sach-socha
4.7/5

Đánh giá

11

Theo Dõi

21

Nhận xét

Chủ biên: PGS. TS Hoàng Công Gia Khánh - PGS. TS Trần Hùng Sơn Khổ sách: 16x24cm Tái bản: 12/2021 LỜI GIỚI THIỆU Đổi mới công nghệ trong dịch vụ tài chính hay còn gọi là công nghệ tài chính (Fintech) đã phát triển nhanh chóng trong thập kỷ vừa qua. Các dịch vụ tài chính công nghệ mới bao gồm: thanh toán di động (điện tử), huy động vốn cộng đồng, cho vay ngang hàng (P2P), tiền mật mã và chuỗi khối, tư vấn robot, công nghệ tuân thủ (Regulatory Techonology), công nghệ bảo hiểm (Insurance Technology). Công nghệ tài chính với các ưu điểm như thanh toán theo thời gian thực, giao diện ứng dụng mở và chuỗi khối… là những giải pháp để xây dựng một hệ thống tài chính hiệu quả và lành mạnh. Tại các quốc gia đang phát triển, công nghệ tài chính mang lại cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính cơ bản như thanh toán, chuyển tiền, vay vốn cho hàng triệu người dân, nhất là người dân vùng sâu, vùng xa. Nếu được quản lý và điều tiết phù hợp, công nghệ tài chính có thể mở rộng, làm thay đổi cấu trúc của thị trường theo hướng gia tăng tính cạnh tranh của thị trường cũng như tăng sự ổn định của hệ thống tài chính. Mặc dù công nghệ tài chính có thể mang lại các lợi ích cho thị trường nhưng cũng có thể gây ra các rủi ro mới, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính. Các vấn đề về rủi ro tài chính mới xuất hiện đã thách thức không nhỏ đến sự phù hợp của các quy định hiện tại. Do đó, các cơ quan quản lý và người tham gia cần có hiểu biết sâu sắc về bản chất của công nghệ tài chính và xem xét kỹ lưỡng nhiều khía cạnh, phạm vi ứng dụng của công nghệ tài chính. Ngoài ra, làm thế nào để đạt được sự cân bằng giữa đổi mới và phòng ngừa và kiểm soát rủi ro là vấn đề lớn nhất mà công nghệ tài chính phải đối mặt. Thực tế cho thấy, mức độ phản ứng và ứng xử của chính phủ các quốc gia đối với các ứng dụng của công nghệ tài chính là rất khác nhau tùy thuộc vào khuôn khổ thể chế, trình độ phát triển, năng lực quản trị và các đặc trưng của khu vực tài chính, cơ cấu kinh tế, nhân khẩu học và kể cả khẩu vị rủi ro. Hầu hết các quốc gia đều nhận thức tầm quan trọng của việc quản lý hiệu quả công nghệ tài chính trong việc xây dựng một nền kinh tế số vững mạnh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Công nghệ tài chính – cũng như bất kỳ cải tiến đã từng xuất hiện trong lịch sử – buộc chính phủ các quốc gia phải có những phản ứng phù hợp. Thách thức đặt ra là làm thế nào để cân bằng giữa các mục tiêu tạo điều kiện cho đổi mới, phát triển, cạnh tranh bình đẳng, đồng thời bảo đảm sự ổn định của các thị trường tài chính và bảo vệ người sử dụng. Một khung pháp lý quá chặt chẽ và cứng nhắc có thể bóp nghẹt đổi mới sáng tạo trong khi khung pháp lý quá lỏng lẻo lại gây phương hại cho sự ổn định của hệ thống tài chính. Vì vậy, các quốc gia cần phải liên tục theo dõi sự phát triển, đầu tư cho nghiên cứu chính sách, thử nghiệm và học hỏi (test and learn) nhằm sớm có phản ứng phù hợp và cần thiết đối với những thay đổi diễn ra ở các quốc gia khác cũng như xu thế chung trên thế giới. Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 999/QÐ-TTg phê duyệt Ðề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ và gần đây, trong Quyết định số 283/QĐ-TTg vừa ban hành phê duyệt Đề án “Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”. Theo đó, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng Ðề án cơ chế quản lý thử nghiệm cho dịch vụ tài chính, ngân hàng trên nền tảng công nghệ thông tin. Có thể nói, Việt Nam đang đứng trước áp lực phải có một khung pháp lý mới phù hợp để cân bằng giữa hai mục tiêu: thứ nhất, thúc đẩy đổi mới sáng tạo; và thứ hai, xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng, đảm bảo sự ổn định của thị trường tài chính, giảm thiểu rủi ro và bảo vệ khách hàng. Trong bối cảnh đó, sách Khung pháp lý phát triển công nghệ tài chính: kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam được biên soạn hướng đến người đọc là các nhà hoạch định chính sách quản lý vĩ mô, lãnh đạo các tổ chức tài chính ngân hàng, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên, những người quan tâm đến công nghệ tài chính và cách mạng số trong lĩnh vực ngân hàng. Các tác giả cung cấp toàn cảnh, mang tính hệ thống chuyên sâu và cập nhật về sự phát triển của công nghệ tài chính và ứng xử của các quốc gia trên thế giới. Nội dung của sách cũng phân tích hệ sinh thái công nghệ tài chính cũng như tiềm năng xây dựng trung tâm công nghệ tài chính (Fintech hub) tại Việt Nam. Đặc biệt, một phần đáng kể của sách được các tác giả dành ra để phân tích sâu về khung pháp lý của các quốc gia đối với lĩnh vực công nghệ tài chính nói chung và các lĩnh vực đang thu hút sự quan tâm chú ý tại Việt Nam là cho vay ngang hàng và thanh toán di động. Đây dự kiến sẽ là hai lĩnh vực có khung quản lý thử nghiệm (sandbox) đầu tiên tại Việt Nam. Từ các kết quả phân tích tình hình thực tiễn trên thế giới cũng như tại Việt Nam, các khuyến nghị chính sách liên quan đã được các tác giả gửi gắm trong 416 trang sách.Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hàng chính hãng

Công ty phát hành

NXB Đại Học Quốc Gia TP.HCM

Dịch Giả

PGS. TS. Trần Hùng Sơn

Loại bìa

Bìa mềm

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia TP.HCM

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan

*Sản phẩm được thu thập tự động để tiếp thị. Chúng tôi không bán hàng.