Combo Sử Việt:  Việt Nam Thế Kỷ XVII: Những Góc Nhìn Từ Bên ngoài + Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Các Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam
Combo Sử Việt:  Việt Nam Thế Kỷ XVII: Những Góc Nhìn Từ Bên ngoài + Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Các Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam
Combo Sử Việt:  Việt Nam Thế Kỷ XVII: Những Góc Nhìn Từ Bên ngoài + Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Các Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam
1 / 1

Combo Sử Việt: Việt Nam Thế Kỷ XVII: Những Góc Nhìn Từ Bên ngoài + Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Các Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam

0.0
0 đánh giá
2 đã bán

VIỆT NAM THẾ KỶ XVII -NHỮNG GÓC NHÌN TỪ THẾ GIỚI BÊN NGOÀI BỐI CẢNH RA ĐỜI CUỐN SÁCH Thế kỷ XVII được xem như một “khoảng trắng” trong lịch sử Việt Nam, khi tình hình chiến sự và chính trị khốc liệt dai dẳng giữa các thế lực đã dẫn đến hiện trạng là ngày nay còn lại

504.000₫
-20%
403.200
Share:
Bamboo Books

Bamboo Books

@bamboo-books
4.9/5

Đánh giá

2.726

Theo Dõi

2.027

Nhận xét

VIỆT NAM THẾ KỶ XVII -NHỮNG GÓC NHÌN TỪ THẾ GIỚI BÊN NGOÀI BỐI CẢNH RA ĐỜI CUỐN SÁCH Thế kỷ XVII được xem như một “khoảng trắng” trong lịch sử Việt Nam, khi tình hình chiến sự và chính trị khốc liệt dai dẳng giữa các thế lực đã dẫn đến hiện trạng là ngày nay còn lại rất ít văn bản ghi chép chính thống và phi chính thống của chính người Việt về giai đoạn này. Tuy vậy, đã xuất hiện một nghịch lý: ở chính thời đoạn nhiễu nhương này, tuy thiếu vắng tài liệu bản địa, song nguồn tài liệu về hai Đàng đến từ thế giới phương Tây lại đặc biệt phong phú. Chưa kể, những tập sách đó, chủ yếu do các thương nhân, nhà truyền giáo, lữ khách và khoa học gia viết nên, đã cung cấp một lượng lớn thông tin chi tiết cùng các góc nhìn đa chiều thú vị. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CUỐN SÁCH Trong số các tài liệu này, Ký sự xứ Đàng Trong của Cha Christoforo Borri và Mô tả vương quốc Đàng Ngoài của thương nhân Samuel Baron là đặc biệt đáng chú ý, với nhiều thông tin và mô tả giúp người đọc hiện đại dựng nên được bức tranh vừa toàn cảnh lại vừa có tính đối sánh về hai Đàng thời bấy giờ. Nắm bắt được tầm quan trọng của hai cuốn sách trên trong công tác nghiên cứu về Việt Nam thế kỷ XVII, hai nhà Việt Nam học là Olga Dror và K. W. Taylor đã dày công tìm hiểu và có những chú giải kỹ lưỡng, cùng phần giới thiệu hàm súc cho hai tác phẩm trên, giúp độc giả người Việt hiện đại phần nào dễ tiếp cận với bối cảnh lịch sử thời xưa; tất cả được gói gọn trong ấn phẩm Việt Nam thế kỷ XVII: Những góc nhìn từ bên ngoài (Christoforo Borri về Đàng Trong và Samuel Baron về Đàng Ngoài). “Những ghi chép trong sách chính là minh chứng cho sự khác biệt của hai vương quốc đồng thời thuộc lãnh thổ Việt Nam ngày nay. Tuy nhiên, chúng ta cần nhớ rằng Borri và Baron là hai con người khác biệt với đặc điểm xuất thân, kinh nghiệm, mục đích khác nhau… Tất cả những ghi chép của họ về hai vương quốc độc lập hẳn cũng vì thế mà mang những dấu vết riêng biệt gắn liền với xuất thân, quan điểm lẫn mục đích.” “Borri và Baron đã góp phần đưa ra những quan điểm độc đáo khi cả hai hòa mình vào bối cảnh Việt Nam bấy giờ, đồng thời đưa chúng ta vào các vấn đề nghị sự của xứ sở, và tuy không phải người Việt nhưng họ đều gián tiếp hé lộ những ví dụ cho thấy sự tiếp xúc, tương tác và trao đổi thông tin giữa người Việt và người Tây dương thuở ban đầu.” BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ THIẾT LẬP HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM (1858 - 1897) Đây là cuốn sách được phát triển từ một phần luận án Tiến sĩ của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thọ. Ông đã thực hiện công trình nghiên cứu về sự thâm nhập của người Pháp vào Việt Nam (1858-1897). Công trình này, trong đó, Nguyễn Xuân Thọ đã dành một phần lớn cho các tài liệu chính thức, phần nhiều là chưa được tiết lộ giúp chúng ta hiểu rõ hơn một số giai đoạn trong lịch sử, những liên hệ giữa Pháp và Việt Nam vào thế kỷ vừa qua. Đồng thời, công trình này cũng soi sáng chúng ta về tấn thảm kịch đang chia cắt mảnh đất đau khổ này của Á Châu trên cả hai bình diện chính trị và tôn giáo. Bằng cách đưa vào quyền sách này những văn kiện ngoại giao mà phần lớn chưa được tiết lộ, tác giả cố gắng góp phần xác định một số giai đoạn lịch sử những buổi đầu trong sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp ở Việt Nam. Ông không chú trọng nhiều đến phương pháp tổ chức hành chánh địa phương do tay người Pháp, tại Việt Nam, mà chỉ nhấn mạnh về bình diện chính trị, ngoại giao và quốc tế của công cuộc thâm nhập này. Tác phẩm tập hợp nhiều sự kiện về xã hội Việt Nam từ nửa sau thế kỷ 19, trong đó sự kiện nổi bật nhất là hiệp ước giữa Việt Nam và Pháp từ Hiệp ước Versailles 1787 đến Thỏa ước Thiên Tân 1884, từng bước xóa bỏ nền độc lập tự chủ của Việt Nam, đồng thời cũng từng bước thiết lập chính quyền đô hộ của Pháp. Tiếp đó là mối quan hệ giữa Pháp với các nước Tây Ban Nha, Đức, Trung Quốc, giữa chính phủ Pháp với chính quyền của Pháp ở Việt Nam, giữa chính phủ Pháp với các giáo sĩ, giữa những người Pháp trực tiếp “quản lý” Việt Nam với các giáo sĩ và giáo dân ở đây… Phía khác là quan hệ giữa vua và những đại thần trong triều đình nhà Nguyễn, giữa các đại thần với nhau, giữa triều đình với nhân dân ba miền Nam Trung – Bắc… Từ đó biểu hiện thành những nguyên nhân xa gần của sự biến trong nội bộ triều chính, hành xử và của những nhân vật lịch sử nhà Nguyễn dẫn đến việc mất nước, vai trò của nhân dân, rồi vai trò, tính cách và hành xử của những quan lại người Pháp trong bộ máy cai trị… TÁC GIẢ CUỐN SÁCH BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ THIẾT LẬP HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thọ Tiến sĩ văn chương Đại học Paris – Sorbonne Tốt nghiệp: Ngoại giao học, Chánh trị học, Cao học quốc tế, Cao học xã hội Cựu thính viên Hàn lâm Viện Luật-học quốc tế La Haye (Hollande); Cựu viên chức ngành ngoại giao, đã làm việc khắp các Tổng vụ của cơ quan trung ương Bộ ngoại giao Pháp (Quai D’Orsay, Paris) ở tòa đại sứ quán Pháp tại Tây Ba Nha; cạnh Cao ủy Cộng Hòa Pháp tại Đức, ở Bad Godesberg ĐÁNH GIÁ CHUYÊN GIA VỀ BƯỚC MỞ ĐẦU CỦA SỰ THIẾT LẬP HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA PHÁP Ở VIỆT NAM “Về phương diện trí thức, ông [Nguyễn Xuân Thọ] đã bắt đầu sưu tập ở Pháp và ở Tây Ban Nha (cũng gọi là Y Pha Nho), tư liệu cho một luận án Tiến sĩ, mà ông đã thuyết trình và bảo vệ tại Đại học Sorbonne, vào tháng 7 năm 1956, về "Cuộc viễn chinh Pháp – Tây Ban Nha tại Nam bộ Việt Nam (mà người Pháp gọi là Cochichine) nam 1858-1862". Cuộc sưu tập ấy như công trình của một sử gia, chính xác về phương pháp, tao nhã về hình thức (cách trình bày). Lúc ấy, tôi là một thành viên trong ban khảo thí, có trách nhiệm sát hạch và đánh giá luận án đó, luận án đã được xếp hạng Tối Ưu (Très Honorable). Và ông Thọ đã tiếp tục công trình của ông, bằng cuộc nghiên cứu này, về sự thâm nhập của người Pháp vào Việt Nam (1858-1897). Công trình này, trong đó, ông Nguyễn Xuân Thọ đã dành một phần lớn cho các tài liệu chính thức, phần nhiều là chưa được tiết lộ, giúp chúng ta hiểu rõ hơn, một số giai đoạn trong lịch sử những liên hệ giữa Pháp và Việt Nam vào thế kỷ vừa qua. Đồng thời, công trình này cũng soi sáng chúng ta về tấn thảm kịch đang chia cắt mảnh đất đau khổ này của Á Châu, trên cả hai bình diện chính trị và tôn giáo.” “Bằng cách đưa vào quyền sách này những văn kiện ngoại giao, mà phần lớn chưa được tiết lộ, tác giả cố gắng góp phần xác định một số giai đoạn lịch sử những buổi đầu trong sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp ở Việt Nam.Tác phẩm này sẽ không chú trọng nhiều đến phương pháp tổ chức hành chánh địa phương, do tay người Pháp, tại Việt Nam, mà chỉ nhấn mạnh về bình diện chánh trị, ngoại giao và quốc tế của công cuộc thâm nhập này. Một công tác rất có giá trị. Bản thảo này quả là độc đáo, hơn hết các công trình nghiên cứu của các sử gia khác…”- GS Hoàng Xuân HãnGiá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Hàng chính hãng

Công ty phát hành

Alpha Books

Nhà xuất bản

nxb hong duc

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan

*Sản phẩm được thu thập tự động để tiếp thị. Chúng tôi không bán hàng.