(bìa cứng) MỘC BẢN TRIỀU NGUYỄN: CHIẾU DỜI ĐÔ VÀ MỘT SỐ KIỆT TÁC - Tài liệu của Cục Văn Thư và Lưu Trữ Nhà Nước
1 / 1

(bìa cứng) MỘC BẢN TRIỀU NGUYỄN: CHIẾU DỜI ĐÔ VÀ MỘT SỐ KIỆT TÁC - Tài liệu của Cục Văn Thư và Lưu Trữ Nhà Nước

0.0
0 đánh giá

MỘC BẢN TRIỀU NGUYỄN: CHIẾU DỜI ĐÔ VÀ MỘT SỐ KIỆT TÁC Bản gốc Chiếu dời đô mới tìm thấy nằm trong bộ sách “Đại Việt sử ký toàn thư” (kỷ Lý Thái Tổ- quyển 2- mặt khắc 2), thuộc khối tài liệu Mộc bản triều Nguyễn – Di sản tư liệu thế giới, đang được bảo quản tại TTLTQGI

550.000
Share:
SÁCH ĐẠI NAM

SÁCH ĐẠI NAM

@sach-dai-nam
4.7/5

Đánh giá

119

Theo Dõi

200

Nhận xét

MỘC BẢN TRIỀU NGUYỄN: CHIẾU DỜI ĐÔ VÀ MỘT SỐ KIỆT TÁC Bản gốc Chiếu dời đô mới tìm thấy nằm trong bộ sách “Đại Việt sử ký toàn thư” (kỷ Lý Thái Tổ- quyển 2- mặt khắc 2), thuộc khối tài liệu Mộc bản triều Nguyễn – Di sản tư liệu thế giới, đang được bảo quản tại TTLTQGIV, với ký hiệu H 31/8. Đây là bản khắc chữ Hán ngược, kích thước 41x21,2cm, khuôn khổ in 29,5x20cm. Toàn bộ Chiếu dời đô có 214 chữ, không kể phần chú thích. Thạc sĩ Huệ nhận xét, bài chiếu được bố cục rất chặt chẽ, lời văn khúc triết, đầy sức thuyết phục. Lý Công Uẩn nói rõ mục đích và lợi ích của việc dời đô: “Mưu nghiệp lớn, chọn ở nơi chính giữa, dựng kế cho con cháu muôn đời; trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện lợi thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh”. Sau khi nghiên cứu từ cổ tới kim, xem xét thực tế vị trí thành Đại La, nhà vua thấy: “Thành Đại La…ở giữa khu vực đất trời, được thế rồng chầu – hổ phục, chính giữa nam – bắc – đông – tây, tiện nghi núi sau – sông trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa; dân cư không phải chịu khổ vì thấp trũng, tối tăm; muôn vật hết sức tốt tươi phần thịnh”. Lý Công Uẩn khẳng định vị trí quan trọng của thành Đại La đối với việc xây dựng và phát triển đất nước: “Xem khắp nước Việt, đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”. Cuối cùng nhà vua quyết định: “Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở”. Dựa trên bản khắc vừa tìm thấy, thạc sĩ Phạm Thị Huệ cho rằng phải dịch: “…được thế rồng chầu – hổ phục… tiện nghi núi sau- sông trước” mới thoát nghĩa, mới diễn đạt đúng được ý của nhà vua về vị trí của thành Đại La, bởi bấy lâu các sách sử đều ghi “…được thế rồng cuộn hổ ngồi…tiện nghi núi sông sau trước”. Cục văn thư và lưu trữ nhà nước Trung tâm lưu trữ quốc gia IV Nhà xuất bản chính Trị Quốc Gia Hà Nội Năm xuất bản 2010 Khổ sách: 20.5 x 28 cm Số trang, 176 trang Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....

Công ty phát hành

An Nam Books

Loại bìa

Bìa cứng

Số trang

180

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật

Hiện tại sản phẩm không có voucher ưu đãi !!!

Sản Phẩm Tương Tự

Sản Phẩm Liên Quan

*Sản phẩm được thu thập tự động để tiếp thị. Chúng tôi không bán hàng.